Mới đây, theo dữ liệu sơ bộ từ Trung tâm Y học Sheba, Israel cho thấy, tuy liều vaccine thứ tư giúp con người tăng kháng thể. Thế nhưng điều này cũng không đủ mạnh để ngăn chặn sự lây nhiễm của Omicron.

Kể từ khi Omicron xuất hiện đến nay, ngành y tế thế giới đã không ngừng nghiên cứu và phát triển loại vaccine mới ngừa biến chủng nguy hiểm này. Song song với đó, nhiều quốc gia cũng đẩy mạnh công tác tiêm chủng vaccine mũi tăng cường nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ sức khoẻ cho người dân.
Trước đó, các chuyên gia y tế cũng nhận định rằng, kể cả khi tiêm vaccine mũi 3, con người vẫn có thể tái nhiễm Omicron.
Sau một thời gian đối chứng giữa các nhóm đối tượng trên, các nhà khoa học nhận thấy rằng: “Chúng tôi phát hiện sau khi tiêm mũi thứ tư hai tuần, vaccine Pfizer có tác dụng tăng lượng kháng thể và kháng thể trung hòa. Nó thậm chí còn cao hơn một chút sau khi tiêm liều thứ ba. Tuy nhiên, có lẽ chưa đủ để chống lại Omicron”.
Nghiên cứu bắt đầu vào tháng 12/2021, được tiến hành với hàng trăm người tham gia. Trong đó có 150 người tiêm vaccine Pfizer, 120 tiêm Moderna, số còn lại không tiêm gì.
Bà khẳng định: “Tôi cho rằng quyết định cho phép tiêm mũi vaccine thứ tư với nhóm dân số dễ bị tổn thương là đúng. Nó có thể mang lại một chút lợi ích, nhưng có lẽ không đủ để hỗ trợ quyết định tiêm mũi thứ tư cho tất cả người dân”.

Cũng theo thông tin từ vị giám đốc, công bố trên mới chỉ là “kết quả sơ bộ” được đưa ra bởi “sự cần thiết” chứ chưa được công bố trên tạp chí y khoa nào. Bên cạnh đó, bà cũng cho biết thêm, hiện tại số người đã tiêm vaccine mũi 4 nhiễm Omicron thấp hơn so với nhóm chưa tiêm. Nếu so sánh giữa nhóm tiêm vaccine Pfizer và nhóm tiêm vaccine Moderna thì sự khác biệt không đáng kể.
Tiêm mũi vaccine ngừa Covid-19 thứ tư vẫn có thể nhiễm Omicron
CNN đăng tải, mới đây, vào ngày 17/1, bà Gili Regev-Yochay, giám đốc Đơn vị Ngăn ngừa và Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y học Sheba, Israel đã công bố kết quả cuộc thử nghiệm tiêm mũi vaccine thứ tư cho người mạnh khỏe trước khi triển khai mũi tiêm bổ sung cho người có nguy cơ cao. Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên trên thế giới được thực hiện theo hình thức mới.
Trước đó, Israel là nước đầu tiên trên thế giới triển khai tiêm vaccine và sau đó là tiêm mũi tăng cường. Tuy nhiên, do tốc độ triển khai nhanh nên Israel phải sớm tiến hành đánh giá hiệu quả và tốc độ suy giảm của hệ miễn dịch.


Mũi vaccine Covid-19 thứ tư có thể giúp tăng 5 lần kháng thể
Vị lãnh đạo nói: “Một tuần sau khi triển khai tiêm mũi vaccine thứ tư, chúng tôi biết chắc chắn hơn rằng việc này an toàn. Tin tức thứ hai là chúng tôi nhận thấy một tuần sau khi tiêm liều thứ tư, lượng kháng thể ở người được tiêm tăng gấp 5 lần. Điều này rất có thể đồng nghĩa với khả năng chống lây nhiễm virus, nhập viện và các triệu chứng nghiêm trọng sẽ được tăng cường đáng kể”.
Trước đó, Reuters đăng tải, Thủ tướng Israel từng đưa ra thông tin về hiệu quả của liều vaccine Covid-19 thứ tư tại Trung tâm Y tế Sheba (thành phố Ramat Gan). Theo đó, chúng có thể giúp cơ thể con người tăng gấp 5 lần lượng kháng thể sau khi tiêm một tuần.

Quyết định này được đưa ra khi tình hình dịch bệnh tại Israel đang ở mức đáng báo động. Cụ thể, chỉ trong một tuần, số ca nhiễm được ghi nhận tại đây đã gia tăng tốc biến, thậm chí còn nhanh chưa từng thấy.
Ngày 3/1/2022, Israel đã bắt đầu tiêm liều vaccine Covid-19 thứ tư cho bà con. Nhóm đầu tiên là những người trên 60 tuổi và nhân viên y tế; đến ngày 6/1 là nhóm những người suy giảm hệ miễn dịch.

Hiện nay, thế giới đang không ngừng đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh, nhất là từ khi biến chủng Omicron xuất hiện. Ngay tại Việt Nam, ngành y tế cũng đã thúc đẩy tốc độ tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho bà con.

Do số ca mắc nCoV tăng đột biến, ngành y tế Israel đã phải chịu một áp lực rất lớn. (Ảnh: Bnews)
Đáng nói, trong những bệnh nhân mắc Covid-19 mới tại Israel, số người diễn tiến nặng cũng tăng không ngừng. Tuy nhiên, nếu so với đợt bùng phát trước, tình hình vẫn chưa vượt khỏi tầm kiểm soát. Hầu hết các bệnh nhân mắc Covid-19 thể nặng đều được xác định là người chưa tiêm chủng. Vì vậy quốc gia đã tập trung đẩy mạnh công tác tiêm vaccine cho bà con.
Đây là việc làm cần thiết, vì vậy rất cần mọi người chủ động thực hiện. Đồng thời đừng quên tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống Covid-19 khác như đeo khẩu trang, dùng nước sát khuẩn…
Tính đến nay, số ca mắc Covid-19 tại Việt Nam đã vượt mốc 2 triệu người (tương đương gần 2% dân số). Trong số đó có nhiều trường hợp đã được điều trị khỏi bệnh.
Điều này đã khiến rất nhiều người lo lắng. Số khác lại tin rằng tiêm vaccine có khả năng làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh cũng như xuất hiện các di chứng hậu Covid-19. Tuy nhiên, theo thông tin từ các nhà khoa học, đến nay vẫn chưa thể xác định được việc tiêm vaccine có giúp F0 khỏi bệnh không phải đối mặt với di chứng hay không.
Tuy nhiên, không phải ai cũng hồi phục sức khoẻ bình thường. Có rất nhiều người dù đã âm tính với nCoV nhưng cơ thể lại thường xuất hiện một số triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ… Thậm chí có những trường hợp còn bị tổn thương đường hô hấp hậu Covid-19.
Tin tổng hợp