Không phải phi tần, mỹ nữ hay cung nữ, những người luôn ở bên cạnh hoàng đế Trung Quốc suốt ngày đêm là thái giám. Các hoạn quan trở thành tâm phúc, có thời gian ở bên nhà vua nhiều nhất.
Trong hậu cung của hoàng đế Trung Quốc có hàng ngàn phi tần, mỹ nữ và cung nữ. Thế nhưng, nhà vua luôn muốn thái giám kè kè bên cạnh thay vì sự có mặt của các nữ nhân. Vì sao lại vậy?
Sở dĩ thái giám được hoàng đế trọng dung, cho đi theo hầu hạ suốt ngày là vì họ làm được nhiều việc mà cung nữ không thể làm. Ví dụ như khi nhà vua không muốn đi bộ thì các thái giám có thể khiêng kiệu.

Nếu đổi lại là cung nữ thì với sức khỏe yếu đuối không thể khiêng nổi kiệu hoặc có khả năng làm nhà vua ngã từ trên kiệu xuống.Trong trường hợp cung nữ được nhà vua chú ý đến vì thường xuyên ở bên hầu hạ thì sẽ có thể dẫn đến các cuộc tranh sủng với các phi tần. Khi ấy, hậu cung sẽ trở lên hỗn loạn.Thêm nữa, hoàng đế trọng dụng thái giám hơn cung nữ là vì nếu có phụ nữ vây quanh, nhất là khi có nhiều mỹ nhân thì hoàng đế sẽ khó có thể tập trung xử lý chuyện triều chính.

Một lý do khác khiến hoàng đế chọn thái giám làm tâm phúc là vì họ có thể bảo vệ nhà vua trong tình huống gặp thích khách. Hoạn quan thân tín có thể lấy thân mình che chắn cho hoàng đế để không bị trúng gươm đao, ám khí của tội phạm.Một số thái giám cũng có võ công cao cường nên có thể bảo đảm an toàn cho hoàng đế trong trường hợp nguy cấp mà thị vệ ở xa.Tiếp đến, thái giám không có vợ con nên suốt đời tận trung, phục vụ nhà vua cho đến khi về già hoặc chết vì bệnh tật.

Trong khi đó, cung cữ khoảng 25 tuổi có thể xuất cung.Khi trở thành tâm phúc của nhà vua, thái giám có thể được chủ nhân giao cho trọng trách giám sát các phi tần trong hậu cung và hành động của họ với các quan viên để đề phòng xảy ra việc hai bên cấu kết với nhau gây ra chính biến. Họ cũng được giao nhiệm vụ truyền đọc thánh chỉ quan trọng tới các phi tần, quan lại…Nhiều nhà vua có thái giám đi theo hầu hạ từ khi còn nhỏ. Vì vậy, hoạn quan hiểu rõ sở thích, thói quen… của chủ nhân nên có thể dễ dàng đoán được ý của vua và làm theo.Dưới thời phong kiến, hoàng đế Trung Quốc có hàng ngàn phi tần, mỹ nữ hầu hạ trong hậu cung.

Do đó, nhiều người cứ ngỡ họ là người thân cận, gần gũi và có nhiều thời gian ở với nhà vua nhất.Thế nhưng, điều này không chính xác. Thái giám mới là những người thân cận nhất với hoàng đế. Từ một người đàn ông bình thường, họ trải qua quá trình tịnh thân để làm thái giám đi theo hầu hạ các nhu cầu của nhà vua và hậu cung.Người xưa làm như vậy để tránh trường hợp hoàng đế bị “cắm sừng”. Thái giám đi theo hầu hạ nhà vua không còn là nam giới thực thụ khi mất khả năng sinh con đẻ cái.Là người đứng đầu đất nước nắm trong tay quyền lực tuyệt đối, hoàng đế là người đàn ông thực thụ duy nhất trong hậu cung.

Do đó, hoàng đế hoàn toàn tin tưởng thái giám tận tụy làm việc cho mình mà không có ý định “vụng trộm” với các phi tần.Hàng ngày, thái giám sẽ đi theo hầu hạ nhà vua từ bữa ăn, trang phục, giấc ngủ, thượng triều… Thậm chí, thái giám cũng là người đứng hầu ở ngoài khi nhà vua thị tẩm các phi tần.Thái giám đứng ngoài ghi chép việc thị tẩm cũng như nhắc nhở hoàng đế nếu “vui vẻ” với mỹ nhân quá lâu ảnh hưởng đến sức khỏe.Sau khi kết thúc thời gian thị tẩm, thái giám sẽ đưa phi tần trở về cung của họ. Hoàng đế sẽ ngủ một mình tới sáng tại tẩm điện của mình.Do vậy, thái giám có nhiều thời gian ở bên cạnh hoàng đế hơn các phi tần.

Hoạn quan cũng được nhà vua tin thưởng và ban cho nhiều quyền lực.Đây chính là lý do mà không ít phi tần hối lộ thái giám thân cận với nhà vua để có được những thông tin về sở thích hay cách lấy lòng hoàng đế để được sủng hạnh.
Tin Tổng hợp