Những đứa trẻ sớm được người lớn tập cho ăn ớt khi còn rất nhỏ. Văn hóa ăn ớt cay đã trở thành một phần trong cuộc sống của người dân nơi này. Nó quen thuộc như việc “ăn cơm, uống nước” hàng ngày vậy.
Người ta thường nhắc đến Tứ Xuyên để nói về đồ cay Trung Quốc nhưng Quý Châu mới là vùng đất ăn cay giỏi nhất. Nếu Tứ Xuyên thường nói họ ăn được cay thì người Quý Châu sẽ nói “sợ không đủ cay”.
Người ta vẫn nói, Tứ Xuyên là vùng “ăn cay đệ nhất Trung Hoa”. Nhưng đó chưa phải câu trả lời chính xác nhất. Quý Châu mới là vùng đất ăn cay nổi tiếng ở “quốc gia đông dân nhất thế giới”. Ấy vậy mới có câu truyền miệng: “Người Tứ Xuyên hay nói họ ăn được cay, còn người Quý Châu sẽ nói sợ không đủ cay”.
Ớt là thứ gia vị rất quan trọng với người dân ở Quý Châu, đặc biệt là thị trấn Xiazi – nơi người ta ăn ớt như ăn cơm, uống nước hàng ngày. “Trong bữa cơm nếu thiếu ớt, chắc chắn bạn không phải là người Xiazi. Đã là người Xiazi, ăn ớt không bao giờ biết cay”, một người dân bản địa khẳng định.
Các món ăn của Quý Châu được chế biến rất chua và cay, đây chính là sự độc đáo của ẩm thực nơi đây. Ớt là thứ gia vị không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của người dân. Đặc biệt là ở thị trấn Xiazi, nơi mà người dân ăn ớt như việc ăn cơm uống nước hàng ngày.
Người Xiazi có câu nói rằng “Trong bữa cơm thiếu ớt, chắc chắn bạn không phải là người Xiazi. Đã là người Xiazi, ăn ớt không bao giờ biết cay”. Ngoài ra còn có một câu nói nổi tiếng ở địa phương này chính là “Nếu không được thưởng thức một món ăn chua trong 3 ngày, người ta sẽ rã rời chân tay”.
Xiazi từ lâu trở thành “Thị trấn ớt” nổi tiếng ở Trung Quốc. Những đứa trẻ tại đây được người lớn cho ăn ớt từ khi còn rất nhỏ, hình thành thói quen ăn cay cho tới khi lớn lên.
Hơn cả một loại gia vị, ớt trở thành thứ không thể thiếu trong mọi bữa ăn của người dân. Họ ăn cay 3 bữa mỗi ngày, đều đặn mọi ngày trong năm. Du khách tới những bàn ăn ở Xiazi đều thấy sự góp mặt của ớt, cho dù đó là ớt khô, làm tương hay xào nấu. Đến những cánh đồng trồng ớt, người ta sẽ thấy đủ chủng loại, từ loại ớt chuông cho tới ớt đỏ cay xé lưỡi.
Thị trấn Xiazi cũng là thị trường sản xuất ớt khô lớn tại Trung Quốc, khi xuất ra hàng tấn ớt khô mỗi năm. Ớt ở Xiazi có nhiều loại, nhưng đều mang hương vị đặc trưng của vùng đất Quý Châu. Không chỉ có vị cay đặc biệt, ớt ở đây còn có vị chua khác lạ.
Hàng ngày, những công nhân trong xưởng có thể chế biến thủ công 90kg ớt khô với nhiều công đoạn như chọn lựa, phân loại, cắt ớt… Ớt khô thành phẩm được đóng gói rồi xuất khẩu khắp thế giới.
Họ ăn cay ba bữa một ngày và lặp lại đều đặn như vậy suốt cả năm. Du khách tới thưởng thức đồ ăn ở đây sẽ có sự góp mặt của các loại ớt từ ớt khô tới tương ớt. Cũng không ai biết được lý do vì sao người dân nơi đây lại có thể ăn cay đến vậy. Nhưng chắc chắn, họ đã được rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ.
Chính vì thế, Quý Châu được mệnh danh là vùng đất “ăn cay đệ nhất Trung Hoa”.
Tin Tổng hợp