Nuôi những con “nghe đã ghê” còn độc, lạ nhưng thu nhập khủng

Nuôi toàn con “độc lạ”, nghe tên đã thấy ghê mà nhiều nông dân thoát nghèo, thậm chí làm giàu vì thu nhập từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng mỗi năm.

Trong khi nhiều nhân dân trong nghề truyền thống thất thu bởi dịch bệnh hoành hành, giá cả bấp bênh do thị trường biến động và bão hòa. Nhiều người vẫn kiếm được thu nhập nhờ nhận nuôi con độc, lạ như: ruồi, rắn, dúi… Hãy cùng tìm hiểu xem mô hình nuôi con độc này có gì nhé!

Chuột dúi

Chỉ với một chút ngô, mẩu thân tre hay mía, những con chuột dúi có thể no nê cả ngày dài, là mô hình nuôi con độc vừa an toàn, tốn ít kinh phí mà thu lãi cao. Không chỉ đơn giản dễ kiếm, thức ăn cho chuột dúi cũng rất rẻ chỉ khoảng hơn 200-300 đồng/con/ngày. Nuôi dúi có nhiều ưu điểm, lợi thế.

Ngoài da giòn, thơm ngon thì thịt dúi cũng được biết đến là thực phẩm giàu đạm, canxi.

Dúi được coi là đặc sản phục vụ tại các nhà hàng, món ăn. Chính vì vậy, dúi được tiêu thụ với số lượng lớn mỗi năm, lượng dúi sinh sản chưa bao giờ đủ để người chăn nuôi cung cấp ra thị trường. Dúi được 4-6 tháng tuổi nặng 4-8 lạng được bạn với giá 700-1 triệu đồng/cặp. Giá dúi thương phẩm có thể dao động từ 500 nghìn đồng/kg. Mô hình nuôi dúi được coi là hướng đi mới để bà con phát triển kinh tế trong bối cảnh giá cả các sản phẩm truyền thống có nhiều biến động.

Rắn hổ trâu

Trên mình có nhiều vằn vện, đầu thon dài phân biệt rõ với cổ. Màu xám nâu, trông khá “dữ dằn” nhưng lại không có nọc độc làm hại con người. Trong tự nhiên, chúng là loài kĩ tính, thức ăn của chúng là: cóc, nhái, chuột…nhưng con mồi phải còn sống.

Nhưng nếu để ăn được mồi chết thì có thể tập ngay từ nhỏ vì lúc nhỏ rắn chưa học được tập tính săn mồi. Để làm mồi chết, tùy theo khối lượng rắn để băm mồi theo kích thước khác nhau. Tuy là mồi chết nhưng vẫn phải tươi, ngon.

Hiện nay thị trường tiêu thụ rắn rất phong phú và đa dạng. Rắn thương phẩm được cung cấp cho nhà hàng, khách sạn trong nước và một phần phục vụ cho xuất khẩu. Tại đây, 1 con rắn trưởng thành có trọng lượng khoảng 2kg. Với giá bán thương phẩm loại 1 từ 650-720 nghìn/con. Chi phí đầu tư nuôi 1 con rắn hết khoảng 500 nghìn đồng. Như vậy, một con rắn thương phẩm cho lãi gần 1 triệu đồng mỗi năm. Kết hợp với sản xuất rắn giống, như vậy số tiền lãi có thể tăng lên rất nhiều. Nuôi rắn hổ trâu là mô hình nuôi con độc phổ biến giúp người nông dân ổn định kinh tế.

Ruồi lính đen

Là một trong những mô hình nuôi con độc được nhiều nơi trên thế giới phát triển. Chúng giải quyết phần nào về vấn đề ô nhiễm môi trường. Không những thế còn mang nhiều tiềm năng như phát triển kinh tế. Chi phí đầu tư chọn giống, trang trại nuôi rất thấp chỉ chủ yếu tốn công chăm sóc là chính.

Thức ăn cho ruồi chỉ là phụ phế phẩm trong nông nghiệp đã bỏ đi như rau cải, rau muống…tất cả cả loại trái cây thối cùng với đậu hũ và cám bổ sung làm cho mồi thêm phong phú. Vòng đời từ 28-35 ngày, khi trưởng thành có kích thước khoảng từ 10-15mm.

Chúng thường chọn những khu vực u tối để đẻ trứng, sau đó trứng trở thành ấu trùng, phát triển thành nhộng rồi lột xác thành ruồi. Con cái trưởng thành đẻ từ 500 đến 800 trứng. Ấu trùng là giai đoạn xử lý tốt rác thải có thể phân hủy hàng tấn nông sản phế phẩm để phát triển.

Đặc biệt, khi trưởng thành sau 4-5 ngày hoàn toàn không ăn uống gì, ruồi tự chết và không ảnh hưởng đến môi trường sống con người. Nuôi ruồi lính đen hầu như không có rủi ro, quan trọng phải nâng cao hiệu quả sinh sản của ruồi, bởi trứng ruồi có giá trị trường rất cao khoảng 20-30 triệu đồng/kg.

Cà cuống

Cà cuống là loài vật sinh trưởng, phát triển nhanh. Sau khi nở chỉ 32 ngày đã trưởng thành đạt trọng lượng 80 đến 100 con trên một kí. Trong vòng đời sống hơn 1 năm của mình, chúng đẻ được 5 lần, mỗi lần từ 100 đến 200 trứng.

45 ngày tuổi không bay nhưng sau 45 ngày tuổi nó bay, vì vậy phải làm chuồng có mái che và thả những cây lục bình vào bên trong. Ở đây, bà con nuôi cà cuống với mức độ 1 mét vuông từ 80 đến 100 con. Để chúng phát triển tốt, họ sẽ sử dụng máy sục khí ô-xi. Thức ăn của nó là những con mồi còn sống, chủ yếu là cá, dế.

Giá cà cuống nằm trong khoảng 40 ngàn 1 con.

Hiện nay, cà cuống dùng để làm thức ăn hay nước mắm. Ngoài ra chúng còn có tác dụng y học. Theo nghiên cứu, khi dùng tinh dầu cà cuống liều thấp sẽ tăng cường sinh lực ở người lớn, chữa bệnh đái dầm cho trẻ em.

Nuôi trăn đột biến làm cảnh

Mô hình nuôi con độc là trăn đột biến làm cảnh đã giúp nhiều hộ gia đình ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long trở nên ổn định trong kinh tế. Do mỗi con trăn đột biến có giá thành cao gấp hàng chục lần so vớ những loại trăn thông thường.

Trung bình trăn non khi mới nở ra đã có mức giá thành từ 2 – 3 triệu là thấp nhất, qua một thời gian trọng lượng thay đổi một con trăn đột biến có thể mang về cho chủ nuôi từ 20 – 40 triệu đồng.

Nhu cầu thị trường lớn nên người nuôi rất phấn khởi và không phải lo lắng hay đau đầu về chuyện đùa ra của sản phẩm. Trăn bạch, trăn bông là những loài hay sản xuất ra trăn non đột biến nhất nên gia đình nào may mắn sở hữu giống này thì không khác gì năm “kho vàng” trong nhà.

Trước những lợi nhuận mà mô hình nuôi con độc này mang lại, cơ quan chức năng cần phải bảo tồn và biết cách nhân rộng để cải thiện đời sống cho người dân, thay đổi bộ mặt nông thôn mới.

Nuôi loại côn trùng gớm ghiếc thu tiền tỷ mỗi năm

Sau hàng chục năm dành thời gian tìm hiểu và khắc phục khó khăn, đến nay, trang trại của “lão nông” Nguyễn Mạnh Khang ở Phú Thọ đã mang về lợi nhuận “khủng” nhờ nuôi loại côn trùng nghe tên đã thấy sợ, đó là giun trùn quế.

Bôn ba qua nhiều nước châu Âu, nhưng kỹ sư chế tạo máy Nguyễn Mạnh Khang đã quyết định trở về quê hương và phát triển nghề nuôi giun trùn quế. Sau hàng chục năm, nay trang trại của ông đã mang về lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm.

Năm 1997, ông Khang về nước đã mang theo ấu trùng giun về Việt Nam, chính thức khởi nghiệp làm giàu từ phế thải nuôi giun trùn quế tại quê nhà của mình ở thị trấn Hưng Hóa, Phú Thọ.

Theo ông Khang, giun sống nơi ẩm ướt có nhiều phân rác, củi mục. Nó là loại thức ăn đạm cao cấp dùng cho gia súc, gia cầm, thủy sản. Đi sâu tìm hiểu ông được biết ở Nhật và Canada, loại giun này được sử dụng để chế biến mỹ phẩm. Trung Quốc, Hàn Quốc có những món ăn, bài thuốc hữu hiệu chữa bệnh từ giun. Nhiều nước tiên tiến trên thế giới sử dụng giun để xử lý chất thải nông nghiệp và công nghiệp giảm ô nhiễm môi trường. Còn phân giun là một loại phân hữu cơ có nhiều tác dụng như kích thích tăng trưởng cây trồng, gia tăng khả năng giữ nước, loại trừ những độc tố, nấm có hại và vi khuẩn trong đất nên có thể đẩy lùi bệnh cho cây trồng…

Mô hình này sẽ rất thích hợp nếu áp dụng ở Việt Nam, nuôi giun quế cùng lúc giải quyết được 3 vấn đề là: xử lý chất thải, cung cấp thức ăn giàu chất đạm và phân vi sinh để bón cây. Nhờ áp dụng mô hình khoa học, khi bước vào trang trại của ông Khang như bước vào một công viên xanh, sạch và không có bóng dáng của ruồi, muỗi.

Sau một thời gian tìm tòi và khắc phục những khó khăn, đến nay, ông Khang đã cho ra đời nhiều trang trại nuôi giun quế, trong đó có một trang trại khoảng 1ha tại thị trấn Hưng Hóa.

Nhờ nuôi được mô hình khép kín như hiện tại giúp trang trại giảm chi phí từ 30 – 40% so với bình thường. Sẵn nguồn giun, trang trại chăn nuôi được thêm ngan gà. Hiện, ngoài việc sử dụng nguồn thức ăn này để nuôi gà hoặc bón cây, trang trại của ông cũng chế biến giun thành thực phẩm. Doanh thu đến từ việc bán tất cả các sản phẩm trên.

Với tổng quy mô trang trại trên 4.000 m2, ông Khang đã giải quyết được việc làm thường xuyên cho khoảng 10 lao động với thu nhập 4 – 7 triệu đồng/tháng. Theo chia sẻ, doanh thu từ mô hình này đạt vài tỷ đồng/năm. Lợi nhuận bình quân của trang trại cũng đạt hàng chục triệu đồng/tháng.

Nuôi dế làm thịt để ăn, ăn không hết thì bán

Những năm gần đây, khi đời sống ngày càng được nâng cao, hầu hết các loại thực phẩm đều trở nên quen thuộc trong các bữa ăn gia đình, thì dế lại được coi là đặc sản. Vì dế sinh sống trong môi trường tự nhiên không đủ để đáp ứng như cầu của thực khách, nhất là các nhà hàng, khách sạn.

Trên các mâm cỗ được gọi là “đặc sản Tây Bắc” cũng dần quen thuộc với món dế chiên giòn hoặc dế xào với nước măng chua…Nắm bắt được nhu cầu đó, ông Lường Văn Chiêng, bản Xôm (xã Thanh An, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) đã ấp ủ ý tưởng nuôi dế thương phẩm và bàn bạc với cả gia đình tìm cách thực hiện.

Cuối năm 2019, gia đình ông Chiêng mua 2kg giống (trứng dế kèm mùn cưa). Sau hơn một tuần ấp theo đúng quy trình, gia đình ông đã có một lồng dế hàng nghìn con. Sau gần 2 tháng, khi dế trưởng thành và sinh sản, gia đình ông lại lấy trứng và nhân thêm nhiều lồng khác.Cứ như vậy, vừa nuôi dế sinh sản vừa bán dế thịt thương phẩm đến nay gia đình ông đã nhân giống và duy trì được 18 lồng dế, mỗi lồng rộng khoảng 3m2.

Mỗi tháng ông Chiêng xuất được từ 100 – 150kg dế thịt thương phẩm với giá từ 200 – 250 nghìn đồng/kg tùy thời điểm. Với mô hình nuôi dế như vậy đã đem lại thu nhập cho gia đình ông Chiêng mỗi tháng trên 20 triệu đồng.

Có thể khẳng định, người nông dân Việt Nam không chỉ cần cù, chịu khó mà còn năng động, dám nghĩ dám làm liều lĩnh nuôi con độc lạ để phát triển kinh tế. Sáng tạo những mô hình mới phù hợp với điều kiện từng gia đình, từng vùng sinh thái. Họ chính là người góp phần cho bộ mặt nông dân Việt Nam sáng lên mỗi ngày. 

Tin Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *