Ngày 15/8, theo Thanh Niên, một nhóm khoa học tại Mỹ và Canada đã phát hiện thêm những thông tin mới về vắc xin ngừa Covid-19 sản xuất theo cơ chế mRNA. Theo đó, các nhóm nghiên cứu này cho rằng, nước bọt của những tình nguyện viên đã tiêm vắc xin hiệu Pfizer/BioNTech và Moderna sẽ có hiệu quả trong việc phòng dịch.
Nước bọt từ người tiêm đủ 2 liều Pfizer/BioNTech hoặc Moderna (cơ chế mRNA) có tác dụng phòng ngừa Covid-19.
Một số loại vắc xin ngừa Covid-19. (Ảnh: Người Lao Động)
Cụ thể, các nhà khoa học cho biết cứ 1 liều vắc xin ngừa Covid-19 hiệu Pfizer/BioNTech hoặc Moderna sẽ tạo ra một lượng kháng thể có tên là immunoglobulin A (IgA) tại tuyến nước bọt. Lượng nước bọt sản sinh có thể ngăn chặn lại sự lây lan, phát triển của SARS-CoV-2 rất hữu hiệu.
Theo Tiến sĩ Jen Gommerman, hiện đang công tác tại Đại học Toronto, Canada khẳng định chắc chắn kháng thể IgA trong nước bọt có thể góp phần làm giảm lây lan dịch Covid-19. Làm rõ nhận định của bản thân, bà Gommerman cho biết nghiên cứu đã thể hiện rõ tải lượng virus có trong nước bọt tương quan thuận với độ mắc Covid-19. Trong đó, nếu con người định hướng cấu trúc hoạt động rõ ràng, nước bọt cũng có thể trở thành “lá chắn” bảo vệ cơ thể trước dịch bệnh.
Vắc xin ngừa Covid-19 hiệu Pfizer. (Ảnh: Dân Trí)
Nổi bật hơn, lượng IgA này không phải có nguồn gốc từ máu hay chứa trong nướu răng mà liên kết với đơn vị bài tiết cơ bản của tuyến nước bọt. Trong đó, bao gồm các nang và ống dẫn nước bọt. Những thông tin này đều được đăng tải công khai trên chuyên trang khoa học medRxiv.
Trước đó, theo Zing News, CNN trong ngày 13/8 đã đăng tải nghiên cứu mới nhất về vắc xin Moderna đối với sức khỏe con người của Viện Y tế Quốc gia Mỹ. Theo đó, cơ sở nghiên cứu này phân tích: “Tải lượng kháng thể nhận diện tất cả các chủng virus ở mức cao, bao gồm chủng B.1.351 (Beta) và B.1.617.2 (Delta), được duy trì trong tất cả đối tượng thí nghiệm suốt thời gian này”.
Theo kết quả nghiên cứu trên cơ thể của 24 tình nguyện viên đã tiêm vắc xin ngừa Covid-19 Moderna, trong thời điểm tháng thứ 6 sau khi tiêm mũi 2, khoảng 96% mẫu máu vẫn có kháng thể giúp trung hòa hoàn toàn biến chủng Delta. Bên cạnh đó, tế bào B và T vẫn duy trì hoạt động bảo vệ trong 6 tháng.
Tiêm vắc xin ngừa Covid-19 tại TP.HCM. (Ảnh: VnExpress)
Liên quan đến vấn đề hiệu quả của các vắc xin ngừa Covid-19 đang được sử dụng tại Việt Nam, theo Pháp Luật TP.HCM, Phó Giáo sư – Tiến sĩ Trần Văn Hiếu, Phó trưởng khoa Sinh học và Công nghệ sinh học (trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP.HCM) nhận định mỗi loại đều có ưu điểm riêng.
Trong bối cảnh dịch bệnh còn nhiều khó khăn, mọi người nên chủ động tiếp cận tiêm vắc xin càng sớm càng tốt thông qua việc đăng ký tại phường xã, nơi làm việc,… Hi vọng với những tin tức tốt từ các loại vắc xin ngừa Covid-19 đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng trong nước, Việt Nam sẽ sớm kiểm soát được dịch bệnh.
Vắc xin Moderna có hiệu quả cao trước sự tác động của biến chủng Delta đối với cơ thể. (Ảnh: Reuters)
Liên quan đến vấn đề hiệu quả của các vắc xin ngừa Covid-19 đang được sử dụng tại Việt Nam, theo Pháp Luật TP.HCM, Phó Giáo sư – Tiến sĩ Trần Văn Hiếu, Phó trưởng khoa Sinh học và Công nghệ sinh học (trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP.HCM) nhận định mỗi loại đều có ưu điểm riêng.
Cụ thể, ông chia sẻ: “Dựa vào các báo cáo thử nghiệm (không bao gồm thử nghiệm trên biến thể Delta) thì Moderna và Pfizer có hiệu quả bảo vệ tốt nhất, tốt hơn AstraZeneca, và cuối cùng là Sinopharm (khoảng 78%). Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng hiệu quả bảo vệ không hàm nghĩa là nếu đã tiêm đủ mũi theo khuyến cáo thì không nhiễm bệnh nữa”.
Tin tổng hợp