Những thứ quả độc lạ chỉ có ở Việt Nam: Dừa ăn vỏ bỏ nước, mít dài cả mét, thanh long thơm mùi nhãn…

Ở Việt Nam, nhiều giống hoa quả lạ như mít dài cả mét, thanh long vỏ vàng thơm mùi nhãn, ngô tím tí hon đang thu hút người tiêu dùng vì yếu tố độc lạ cũng như chất lượng thơm ngon, hấp dẫn.

Mít ngoại lai quả dài cả mét như đột biến

Người Việt thường quen với những quả mít có hình bầu dục, dài từ 30-60cm, vỏ xù xì, có gai nhỏ. Nhiều người vẫn còn xa lạ với những quả mít với kích thước ngoại cỡ, dài chừng 1 mét và kiểu dáng “dài thoòng” như bị đột biến, Vậy những quả mít này xuất phát từ đâu?

Đây là giống mít quả siêu dài nhập khẩu từ Malaysia. Nó có nhiều ưu điểm và phù hợp với nguồn đất cũng như khí hậu Việt Nam. Đây là giống mít cho hiệu quả kinh tế cao, sau khi trồng khoảng 2-3 năm đã có thể cho sai quả.

Đặc điểm nổi trội là quả khi chín cây rất dài và nặng, mỗi quả có thể dài hơn 1m và nặng trung bình từ 25-40 kg, cần 2-3 người mới có thể khiêng được một quả mít như vậy. Bên trong quả mít này có rất ít hạt và xơ. Trong khi đó, theo báo Dân trí, múi mít có hình dạng rất dài và dày, ăn giòn, thơm ngon.

Đáng chú ý là quả khi chín cây rất dài và nặng, mỗi quả có thể dài hơn 1m và nặng trung bình từ 25-40 kg, cần 2-3 người mới có thể khiêng được. Bên trong có rất ít hạt và xơ, múi mít có hình dạng rất dài và dày, ăn giòn, thơm ngon.

Dừa ăn vỏ bỏ nước

Mới đây một clip từ TikTok ghi lại cảnh một người đàn ông đang bổ một giống dừa kỳ lạ. Thay vì lấy nước, người đàn ông lại bổ dừa như miếng cam. Sau đó, ngoại trừ lớp vỏ mỏng ngoài cùng thì phần vỏ phía trong được cắt thành miếng vừa ăn và cứ thế thưởng thức.

Nhiều người nghĩ đây chỉ là một clip câu view nhưng không, giống dừa này hoàn toàn có thật! Đây là 1 loại dừa rất đặc biệt, có tên là dừa ngọt, có nơi gọi là dừa nếp, dừa bông…

Loại này không dùng để lấy nước vì nước của chúng khá ít và cũng không ngon mà chủ yếu dùng để ăn phần vỏ. Dừa ngọt có ở khá nhiều nơi như Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau…

Mỗi quả dừa ngọt cũng chỉ to cỡ cái bát, phần vỏ mềm, dễ dàng dùng dao bổ miếng được. Theo chia sẻ của nhiều người, dừa ăn giòn, vị ngọt thanh, khá giống với phần đọt dừa.

Kỳ lạ thanh long vỏ vàng, ruột thơm mùi nhãn

Gần đây, thanh long vỏ vàng được quảng cáo rầm rộ trên khắp “chợ mạng”. Với đặc tính lạ, thanh long vỏ vàng hấp dẫn người tiêu dùng dù giá cao gấp nhiều lần so với thanh long thường.

Thanh long vỏ vàng là một loại quả quý hiếm có nguồn gốc từ Thái Lan và được trồng nhiều tại Pleiku, Gia Lai. So với trái thanh long vàng của Thái Lan, trái thanh long vàng Việt Nam được nghiên cứu kỹ lưỡng và lai tạo nhiều lần cho trái to hơn, mỗi trái đạt 500 gram trở lên.

Trái thanh long vàng có ruột trắng trong, vỏ mỏng hơn những loại thanh long khác, khi ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh, giòn như thạch và có mùi thơm mát dễ chịu, phần ruột sát vỏ sẽ có vị hơi chua. Loại thanh long này còn được gọi là thanh long ruột thạch.

Thanh long vàng có ruột trắng trong, vị ngọt thanh, giòn như thạch và có mùi thơm mát dễ chịu rất giống vị nhãn

Với hương vị và đặc tính độc lạ, thanh long vỏ vàng hấp dẫn người tiêu dùng dù giá cao gấp nhiều lần so với thanh long thường.

Ngô tí hon tím mọng lạ mắt gây sốt

Đây là giống ngô thuần chủng do đồng bào dân tộc H’Mông trồng thuận tự nhiên trên nương. Bắp ngô bé, hạt tròn đều, mẩy chắc, không bị mày, có màu tím rất bắt mắt. Loại “ngô tí hon” đang rất “hút” khách tại Hà Nội, giá khoảng 30.000 đồng/10 bắp.

Dù bề ngoài, bẹ ngô vàng xấu, không tươi xanh như ngô đồng bằng nhưng hạt bên trong mẩy bóng, luộc lên mềm thơm, vị đậm đà hấp dẫn… Đặc biệt hương vị của ngô này dẻo bùi khác hẳn với những giống ngô được trồng dưới xuôi.

“Loại ngô tí hon của dân tộc H’Mông hoàn toàn được trồng thuận tự nhiên trên nương nên đảm bảo sạch, không có thuốc kích thích. Đặc biệt hương vị của ngô này thơm ngon, dẻo bùi khác hẳn với những giống ngô được trồng dưới xuôi. Về hình thức bề ngoài, bệ ngô vàng xấu, không tươi xanh như ngô đồng bằng nhưng hạt bên trong mẩy bóng, luộc lên mềm thơm, vị đậm đà hấp dẫn…

“Ngô tí hon” mỗi năm chỉ ra bắp một vụ, kéo dài từ đầu tháng 7 tới đầu tháng 10 dương lịch”, chị Linh Lan (quê Yên Bái, hiện sống ở Hà Nội) cho hay.

Loài hoa quý hiếm được ví như tiên dược

Thiên Sơn tuyết liên (hoa sen tuyết của Thiên Sơn) xuất hiện trong các bộ phim kiếm hiệp, tiên hiệp của Trung Quốc với công dụng cải lão hoàn đồng, tăng công lực, chữa vết thương… Những tưởng đây chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng con người nhưng loài hoa này thực sự tồn tại trong giới tự nhiên.

Thiên Sơn tuyết liên chỉ mọc ở những khe núi đá. Đặc điểm độc đáo của Thiên Sơn tuyết liên hiếm loài nào có được là khoảng thời gian từ khi nảy mầm tới lúc nở hoa mất tới 5-7 năm nhưng toàn bộ quá trình sinh trưởng thực tế của nó chỉ trong khoảng 8 tháng.

Quá trình phát triển của Thiên Sơn tuyết liên cũng đã có thể coi là một điều kỳ diệu của “mẹ thiên nhiên”. Hạt tuyết liên nảy mầm ở 0 độ C, tăng trưởng trong vùng 3-5 độ C và chịu được hạn mức lạnh -21 độ C. Loài hoa này đang có nguy cơ tuyệt chủng trong thế giới tự nhiên do bị khai thác quá mức làm thuốc cổ truyền.

Tại Việt Nam, Thiên Sơn tuyết liên cũng là thực phẩm quý hiếm được giới nhà giàu săn lùng để bồi bổ sức khoẻ hoặc đem biếu tặng, giá thị trường khoảng 5 triệu/bông, hoặc 80-100 triệu/kg.

Làng ăn đất

Đất cao lanh là một loại đất sét có màu trắng, rất bở và có thể chịu được nhiệt độ cao. Thành phần chủ yếu trong đất cao lanh là kaolinit và một số những khoáng vật khác. Cao lanh được cho là an toàn với con người. Loại đất này nằm ngay sau thị trấn Lập Thạch, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.

Ngôi làng này còn được gọi với cái tên kỳ lạ là “làng ăn đất” hay “làng ăn đặc sản”. Bởi dù lớp trẻ hiện nay ở làng không còn ăn đất phổ biến như trước nhưng những người cao niên ở đây xem đất ngói (còn gọi là đất cao lanh) là món ăn khoái khẩu.

Trước đây, vào những năm chiến tranh đói khổ, dân làng thi nhau đào đất để ăn lót dạ. Họ còn coi việc làm ra những chiếc “bánh đất” này là một nghề mưu sinh.

Người dân Vĩnh Phúc coi đây là “món quà trong lòng đất” vì cao lanh có nhiều khoáng chất như kẽm, canxi, silic… rất có hiệu quả trong việc làm đẹp của chị em phụ nữ

Ở thị trấn Lập Thạch, mọi người thường chặt cao lanh ra thành từng miếng nhỏ như kẹo lạc, cạo phần bên ngoài và chỉ lấy phần trắng bên trong, sau đó đem hun trên khói rơm hay lá sim để “làm chín”.

Loại đất này khi ăn có mùi của khói, hơi thơm thơm mà cũng hơi hắc hắc, vị bùi và có chút mặn. Trước đây, đất ngói có thể tìm thấy trên nhiều ngọn núi nhưng do việc khai thác diễn ra qua nhiều đời nên giờ số lượng chỉ còn rất ít.

Tin Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *