Cái tên “Tử cấm thành xuất hiện trong rất nhiều bộ phim cổ trang Trung Quốc, tuy nhiên, đến nay vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà người đời chưa phát hiện ra.
Tử Cấm Thành, công trình kiến trúc bằng gỗ lớn nhất trên Trái đất và là nơi sở hữu của cải và quyền lực đáng kinh ngạc, được xây dựng theo lệnh của Hoàng đế Vĩnh Lạc nhà Minh (Minh Thành Tổ 1368-1644). Cung điện trải rộng trên 72ha, lớn gấp 10 lần cung điện Versailles của Pháp với 900 tòa nhà và 9.999 căn phòng, chỉ kém một phòng so vwois con số 10.000 (đây là con số vốn dành cho thiên đường).
Làm thế nào mà con người thời đó có thể tạo được một kỳ quan trong khi chỉ sở hữu những dụng cụ thô sơ? Làm thế nào nó tồn tại được 600 năm chiến tranh, biến động và thiên tai? Bài viết này sẽ tiết lộ cho các bạn biết những điều này.
Nanmu là loại gỗ quý hiếm nhất Trung Quốc, thường được sử dụng để xây cung điện. Theo báo cáo, khoảng 10.000 cây gỗ nanmu đã được vận chuyển từ các khu rừng cách Bắc Kinh hơn 18.000 km về phía tây nam. Hơn nữa, những viên gạch lát nền bằng vàng từ 1.000 km về phía nam và 18 triệu viên gạch, mỗi viên nặng 24kg cũng được chuyển đến thủ đô. Nhiệm vụ vận chuyển này tưởng như không thể thực hiện trong một thế giới chưa công nghiệp hóa.
Người Trung Quốc cổ đại đã làm được điều này nhờ kênh đào Đại Vận Hà. Jim Griffiths, một nhà thủy văn học cho biết: “Kênh Đại Vân Hà là kênh đào lâu đời hơn cả kênh đào Panama hay kênh Suez. Nó đã giải quyết được một vấn đề lớn về kỹ thuật kênh đào vào thời điểm đó”.
Kênh Đại Vân Hà bắt đầu từ trung tâm thương mại Hàng Châu ở phía nam, đi qua các phụ lưu sông Dương Tử và Hoàng Hà và vươn về phía Bắc Kinh. Các khúc gỗ nanmu được đưa đến Bắc Kinh cùng với một đội tàu 20.000 sà lan với 200 triệu lít ngũ cốc để nuôi sống một triệu công nhân mỗi năm.
Nhưng có một số loại vận liệt không phù hợp để vận chuyển. Cầu thang lớn của Vĩnh Lạc hoàng đế là một kiệt tác chạm khắc bằng tay dài 16m tượng trưng cho quyền lực của ông, nặng hơn 300 tấn, tương đương với 125 chiếc Land Rover. Đá cẩm thạch dùng làm cầu thang được vận chuyển từ mỏ đá cách đó 60km và hiển nhiên, không con tàu nào có thể giữ được khối đá lớn như vậy.
Khoa học hiện đại cho rằng người Trung Quốc cổ đại đã sử dụng băng. Vào mùa đông, Bắc Kinh đóng băng. Các nhà khoa học đoán những công nhân thời bấy giờ đã đặt những viên bi lớn xuống sông băng và thêm chút nước làm chất bôi trơn để vận chuyển đá. Các tính toán cho thấy chỉ cần 180 người đàn ông để di chuyển một tạng đá nặng hơn 300 tấn.
Bắc Kinh nằm trong trung tâm địa chấn năng động. Trong hơn 600 năm, Tử Cấm Thành đã chịu đựng hơn 200 trận động đất kinh hoàng, trong đó có vụ Đường Sơn đại địa chấn. Tâm chấn cách thủ đô khoảng 153km về phía đông. Trận động đất ở Đường Sơn năm 1976 mạnh 7,8 độ richter đã xóa sổ thành phố và cướp đi 1/4 triệu người chỉ trong vòng 15 giây.
Ngược lại, Tử Cấm Thành bị thiệt hại tối thiểu. Các chuyên gia tin rằng bí mật nằm ở đấu củng (dougong), một yếu tố kiến trúc thường thấy trong kiến trúc Đông Á truyền thống.
Dougong là một giá đỡ phức tạp, hỗ trợ mái nhà khổng lồ. Thoạt nhìn, nó giống như vật trang trí cầu kỳ. Tuy nhiên, thiết kế độc đáo này là chìa khóa cấu trúc của mọi tòa nhà trong Tử Cấm Thành.
Trong kiến trúc truyền thống của Trung Quốc, không có đinh hay keo dán, không có thứ gì gắn chúng lại với nhau ngoài những khối gỗ được thiết kế tinh xảo, khóa chặt vào nhau vô cùng khéo léo.
Một nhà địa chấn học đã tạo ra bàn rung được điều chỉnh theo kích thước và trọng lượng của một tòa nhà trong Tử Cấm Thành với tỷ lệ 1:5 để tái tạo năng lượng các trận động đất theo mức độ tăng dần và mô phỏng lực động đất. Dưới một trận động đát mô phỏng có cường độ 5 độ richter, các bức tường xung quanh mô hình bắt đầu đổ nát nhưng tòa nhà vẫn đứng thẳng hoàn chỉnh. Với cường độ 9,5 độ richter, năng lượng tương đương 200 tấn TNT, các cột chống đỡ bắt đầu dịch chuyển nhưng không bị nứt. Còn ở mức 10,1 độ richter, mức cao nhất được kiểm tra, tòa nhà mô hình vẫn không bị sập.
Các đấu củng hoạt động như một chất hấp thụ sốc trong một số chiếc xe hơi. Nó có cả ma sát và sự luân chuyển năng lượng hấp thụ từ trận động đất. Đấu củng là những mảnh gỗ được cắt ghép thủ công, được thiết kế từ hơn 2.000 năm trước và đã đạt đến đỉnh cao trong Tử Cấm Thành, bảo vệ pháo đài bất khả xâm phạm khỏi thiên tai trong nhiều thế kỷ.
Tử Cấm Thành có hơn 1 triệu hiện vật quý giá. Để bảo vệ những hiện vật đó không bị quân Nhật làm hư hại hay lấy đi mất, Trung Quốc đã chuyển số cổ vật đó đến 3 địa điểm khác nhau trong năm 1933. Số cổ vật đó đã ở nơi mới trong khoảng 12 năm trước khi được đem trở lại Tử Cấm Thành.
Bí ẩn lãnh cung trong Tử Cấm Thành
Vào thời Minh, Thanh, bất kể là hoàng hậu hay phi tần đều có nguy cơ bị thất sủng và giam vào trong cung cấm chờ chết nếu làm bậc thiên tử phật lòng. Noi đó được gọi là lãnh cung.
Bởi vậy, rất nhiều người đã đặt ra câu hỏi “lãnh cung” trong Tử Cấm Thành thực chất nằm ở đâu? Có học giả cho rằng, lãnh cung thực chất là một nơi không cố định, dùng làm nơi giam cầm các Vương phi, hoàng tử. Lại có quan điểm cho rằng, cung Càn Thanh và cung Trường Xuân chính là chốn bí ẩn này.
Vào cuối triều Minh, Thành Phi Lý thị – một “bóng hồng” của Thiên Khải hoàng đế vì đắc tội với thái giám “quái thai” Ngụy Trung Hiền nên bị đuổi từ cung Trường Xuân sang cung Càn Tây tại phía Tây Ngự Hoa Viên.
Bà phải chịu kiếp đơn côi, tủi nhục trong suốt bốn năm tại đây. Ngoài Lý thị, còn có ba người nữa như Định Phi, Khác Tần… cũng bị giam cầm tại nơi này. Vì vậy, Càn Tây chính là “lãnh cung” thời bấy giờ.
Theo lời kể của thái giám, vào những năm Quang Tự triều Thanh, trước khi bị Từ Hy thái hậu đẩy xuống giếng sâu, Trân Phi đã bị Lão Phật Gia giam cầm tại Bắc Tam Sở, phía Bắc Cảnh Kỳ Các.
Kỳ án đạo sĩ trà trộn vào cung thông dâm với cung nữ
Vào triều Minh, rất nhiều hoàng đế tôn sùng đạo giáo vì thế xã hội có rất nhiều đạo sỹ. Có một số đạo sỹ đã tận dụng được khe hở này và tìm cách trà trộn vào cung. Vào năm thứ 12 đời Minh Hiến Tông (tức năm 1476), có một yêu đạo tên Lý Tử Long đã dùng bàng môn tà đạo mê hoặc mọi người. Không hiểu ông ta đã giảng giải gì mà đám thái giám và cung nữ đều tôn ông ta như thần minh thánh sống nên thường tìm cách dẫn ông ta vào cung chơi.
Thậm chí đám thái giám còn cả gan dẫn ông ta lên vãn cảnh núi Vạn Thọ (nay là Cảnh Sơn). Lúc bấy giờ, trong cung có một cung nữ vì mơ muốn được hoàng thượng lâm hạnh để mang long thai nên đã mời Lý Tử Long đại sư đến làm phép. Sau khi ông ta giả thần giả quỷ đã thông dâm với cung nữ này. Việc này cứ diễn ra trong cung mà không ai biết cho mãi đến khi tên yêu đạo bị cấm vệ quân bắt được. Ông ta cùng với rất nhiều thái giám đã bị chặt đầu bêu trước đông người làm gương.
Việc này khiến Minh Hiến Tông cảm thấy hoang mang lo sợ cho sự an nguy của hoàng cung. Ông ta cảm thấy lực lượng cấm vệ quân và lực lượng tuần tra của Đông Xưởng không đủ nên đã cho thiết lập Tây Xưởng. Đồng thời cắt cử thái giám thân cận Uông Trực thống lĩnh Tây Xưởng. Cũng chính vì thế mà tên thái giám Uông Trực này đã làm náo loạn triều cương.
Bí ẩn các hồn ma trong Tử Cấm Thành
Không chỉ giới hoàng tộc, Tử Cấm Thành còn là nơi sinh sống của nhiều phi tần và người hầu, những người sẵn sàng phản bội, hãm hại nhau để tranh giành địa vị, quyền lực. Đã có hàng nghìn người bị giết hại trong thời gian phục dịch, sinh sống ở đây. Với lịch sử “đẫm máu” như vậy, không lạ khi có nhiều người đang làm việc ở Tử Cấm Thành cho rằng từng nhìn thấy các hồn ma lởn vởn trong hoàng cung.Mùng 8/7/1905 tức năm thứ 31 Quang Tự, khi một đội tuần tra đi tuần tam điện thì phát hiện ra song cửa sổ hướng Đông tại gian phía Tây của điện Thái Hòa bị rơi ra. Khi dừng chân lắng nghe thì thấy rõ có tiếng người. Bọn họ lập tức bẩm báo lên trên. Đại thần tổng quản phủ nội vụ đã dẫn theo một đội kỵ binh bao vây điện Thái Hòa.
Khi mở được khóa cửa chính của điện thì thấy một người đang nhảy múa trong điện. Sau khi bắt giữ khám xét người này, quan binh thu được một con dao ngắn, một con dao nhỏ, một hầu bao bên trong đựng hai hộp diêm, 9 đồng tiền đồng, một tờ ngân phiếu, 760 văn tiền mặt, một tấm vải bọc màu vàng bên trong có miếng ngọc thạch bị sứt một miếng, một dây đai bằng vải màu tro, một cái áo khoác ngắn màu trắng bạc, một cái tẩu thuốc không có thân, một cây quạt, một điếu bát, một miếng đá màu tím và một chiếc khăn mùi xoa hoa tím.
Sau khi thẩm vấn, anh ta khai tên là Giả Vạn Hải, 29 tuổi người huyện Đại Hưng ngoại thành Bắc Kinh. Tiếp tục tra hỏi thấy người này có nhiều biểu hiện thần kinh không bình thường. Sau khi bẩm báo lên Từ Hy thái hậu và hoàng đế Quang Tự thì giao cho hình bộ tiếp tục điều tra thẩm vấn. Suốt quá trình thẩm vấn và điều tra, Giả Vạn Hải ánh mặt ngây dại, lời nói thì luyên thuyên thiếu logic, dấu hiệu bị điên. Sau một tháng điều tra xét hỏi vẫn không thu được kết quả khả quan gì cuối cùng anh ta bị treo cổ chết.
Tin Tổng hợp