Sau bài phóng sự hàng trăm lao động ở Hà Nội bị nợ lương thu hút sự quan tâm của đông đảo CĐM, nhiều người bắt đầu tìm hiểu thêm những hoàn cảnh khó khăn của những công nhân vệ sinh nêu trên.
Vay từng đồng để mua gạo khi công ty nợ lương 6 tháng trời
Không xu dính túi, nợ lại mỗi lúc một nhiều thêm khiến cuộc sống của gia đình chị lâm vào bế tắc. Song song với nỗi lo sinh hoạt hay ăn uống, việc học của con chị cũng bị ảnh hưởng nặng nề..Một trong những trường hợp tiêu biểu cho những công nhân bị nợ lương trong đợt dịch Covid-19 là chị N.T.M.U (ngụ phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm)
Theo tìm hiểu được biết, chị làm việc tại công ty môi trường cách đây 4 năm, khoảng thời gian đầu công ty trả lương khá đều đặn với mức 174.000 đồng cho 8 giờ mỗi ngày. Thế nhưng, mọi thứ trở nên khó khăn khi đến đầu năm 2020 lương có dấu hiệu chậm dần và thời điểm cuối năm (từ tháng 7 đến tháng 12) thì hoàn toàn “im hơi lặng tiếng”.
Bị nợ lương 6 tháng, không có nguồn thu nhập chị buộc phải vay hơn 3 triệu đồng mỗi tháng và tranh thủ nhặt nhạnh từng vỏ chai bán lấy ít tiền. Thế nhưng, con số này cũng chẳng thấm vào đâu so với chi phí sinh hoạt cũng như việc học của con. Những lần xin khất nợ, bị chủ nợ quát mắng, cứ như thế, “lãi mẹ đẻ lãi con” lúc nào chẳng biết. Những hôm nhà cạn lương thực, chị lại phải chạy đầu này đầu kia vay mượn vài chục nghìn đong gạo ăn qua bữa. Chị cho hay: “Bản thân tôi rất xấu hổ nhưng đến khi nhà không còn hạt gạo nào thì phải hỏi xem vay ai được vài chục nghìn mua gạo ăn chứ chẳng biết làm sao“.
Đi hiện trường cho thấy, nơi ở của chị U, căn nhà nhỏ xuống cấp trầm trọng là nơi mà gia đình 3 thế hệ chung sống bên nhau. Những ngày đi làm nhưng về tay không, chị bị mẹ ruột đay nghiến vì “nghi ăn xài phung phí, lấy tiền tiêu hết“. Có giai đoạn chị phải thuê trọ ở riêng vì không tài nào chịu được những lời cằn nhằn, chửi mắng. Phải đến khi mọi chuyện vỡ lẽ, rùm beng lên thì người mẹ mới hay tin và cảm thông cho con gái.
Chị tâm sự, có cơm trắng có mà ăn là hạnh phúc rồi
Lượm ve chai để “chạy ăn từng bữa”, con gái phải nghỉ ngang vì nợ học phí
Vụ việc công ty thu gom rác không trả lương cho các nhân viên không riêng gì chị M.U, nửa năm trời còn đẩy không ít mảnh đời vào cảnh khó khăn, túng quẫn. Đa phần đều là người dưới tỉnh lên thành phố kiếm cơm, vì gánh nặng mà lựa chọn “kết thân” cùng mảnh đất thủ đô.
Xót xa nhất là khi con đến hạn đóng học phí, chị cũng đành “lực bất tòng tâm”. Chị trải lòng: “Hễ cô giáo gọi điện nhắc nhở, tôi phải xin khất vì công ty đang nợ lương. Lúc nào tôi cũng là người đóng tiền muộn nhất nên khi đến lớp, cháu hay bị các bạn trêu. Tôi cũng khuyên và động viên cháu, thậm chí nhờ người đưa tới trường nhưng cháu xấu hổ và không chịu. Có đợt, cháu nghỉ học cả 3 – 4 ngày“. Không ít lần, cậu nhóc phải nghỉ học vì bạn bè trêu “đóng tiền học muộn”. Nhắc đến con, người mẹ nghèo không cầm được mắt. Khóc ở đây không phải vì thấy mình vất vả hay cơ cực mà đơn giản là vì sinh con ra lại chẳng thể lo cho con một cuộc sống đủ đầy, tốt đẹp như bao người khác.
Ngay sau khi báo chí và các phương tiện truyền thông phản ánh, pha “diếm” lương của “trùm” thu gom rác Hà thành ngay lập tức trở thành chủ đề thu hút đông đảo sự quan tâm. Chủ tịch UBND TP. Hà Nội – ông Chu Ngọc Anh hôm 16/06 cũng yêu cầu các cơ quan, ban ngành có liên quan đưa ra biện pháp xử lý nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động đồng thời báo cáo lên UBND thành phố trước ngày 30/06.
Cập nhật đến thời điểm hiện tại, công ty đã trả được một phần lương nợ cho 80 công nhân, con số cụ thể là 500 triệu, còn hơn 1,3 tỉ đồng nữa. Được biết, số tiền 500 triệu đồng này ưu tiên cho các công nhân có hoàn cảnh khó khăn để họ chi trả trong cuộc sống. Một trong những công nhân được nhận tiền mừng rỡ cho biết: “Nhận được lương tôi trang trải bớt tiền thuê nhà, vì 2 mẹ con đang thuê trọ, cuộc sống rất khó khăn đặc biệt trong đợt dịch bệnh này”.
Dù chỉ được trả trước 1 tháng lương nhưng người nào người nấy tỏ ra cực kỳ vui vẻ. Theo cơ quan chức năng quận Hà Đông, công ty này buộc phải thanh toán “tất tần tật” phần còn lại trước ngày 10/07.
Tin tổng hợp