Nam Phương Hoàng hậu: Bức thư “đánh ghen” chỉ vỏn vẹn 66 chữ thâm thúy, sâu cay mà tột đỉnh cao sang

Không chỉ là vị hoàng hậu cuối cùng của triều Nguyễn, Nam Phương còn là biểu tượng của một cốt cách lớn. Nhưng cuộc đời bà cũng nhiều thăng trầm, nước mắt.

Ngược dòng lịch sử, những câu chuyện xoanh quanh Nam Phương Hoàng Hậu và bức thư “đánh ghen” bà gửi người tình của chồng bất ngờ hot mạng xã hội trở lại. Bức thư được chia sẻ rầm rộ trên các diễn đàn, nhiều ý kiến khen ngợi đây là màn “đánh ghen” thâm thúy, sâu cay mà tột đỉnh cao sang.

Nam Phương Hoàng hậu – bà hậu duy nhất của 100 năm triều Nguyễn tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, sinh năm 1912. Nam Phương Hoàng hậu quê ở đâu? Bà xuất thân từ gia đình giàu có trí thức ở Gò Công (nay thuộc thị xã Gò Công – Tiền Giang). Cha bà – cụ Nguyễn Hữu Hào là người giàu có bậc nhất tại miền Nam. Mẹ bà – cụ Lê Thị Bình là con gái Lê Phát Đạt – một trong 4 người giàu nhất Việt Nam thời bấy giờ.

Nam Phương Hoàng Hậu (1914 – 1963), tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, là vị Hoàng hậu cuối cùng của nhà Nguyễn. Bà xuất thân từ một gia đình Công giáo giàu có của miền Nam. Bà không những sở hữu nhan sắc xuất chúng hơn người mà còn có học thức rất cao. Bà được hưởng thụ nền giáo dục của nước Pháp ngay từ nhỏ.

Cuộc hôn nhân của bà với Hoàng đế Bảo Đại được đánh giá là “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử. Hoàng đế Bảo Đại (1913 – 1997), tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Thuỵ. Ông là người con duy nhất của Hoàng đế Khải Định, là vị vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn, cũng là vị hoàng đế cuối cùng của chế độ quân chủ trong lịch sử Việt Nam.

Hoàng đế Bảo Đại được gửi đi du học tại Pháp và đã hấp thụ văn minh phương Tây ngay từ bé.

Có nhiều tài liệu nói rằng, việc du học tại Pháp đã tạo nên mối lương duyên của Nguyễn Hữu Thị Lan và Hoàng Đế Bảo Đại. Tài liệu đã ghi chép rằng, họ gặp nhau lần đầu vào tháng 9/1932 khi đi cùng trên chuyến tàu D’Artagnan của hãng Messagerie Maritime khởi hành tại cảng Marseille từ Pháp về Việt Nam. Lúc đó, cả hai vừa hoàn thành chương trình học tại Pháp. Chuyến tàu cập cảng Vũng Tàu, họ tạm chia tay, hẹn nhau tại Đà Lạt. Nhan sắc, tài ăn nói khéo léo, trí thông minh hơn người của Nguyễn Hữu Thị Lan đã khiến Bảo Đại si mê và quyết định hỏi cưới nàng.

Thực ra, bà Nguyễn Hữu Thị Lan vốn không phải là sự lựa chọn hàng đầu cho ngôi vị Hoàng Hậu. Trước đó, mẹ ruột của Bảo Đại là bà Đoan Huy Hoàng Thái hậu (Đức Từ cung) và triều thần đã lựa chọn sẵn cho Bảo Đại một người con gái “chuẩn” truyền thống là cô Bạch Yến. Cô Bạch Yến xuất thân quý tộc, là người gia giáo và giữ đúng phép tắc cung đình. Tuy nhiên, sau cuộc gặp gỡ với Nguyễn Hữu Thị Lan, Hoàng Đế Bảo Đại đã bất chấp tất cả để cưới cô gái mà mình yêu.

Đám cưới được cử hành ngày 20/3/1934 tại Điện Dưỡng Tâm (Tử Cấm Thành – Huế), khi đó Bảo Đại 21 tuổi, còn Nguyễn Hữu Thị Lan tròn 20 tuổi. Sở dĩ cuộc hôn nhân của Hoàng Đế Bảo Đại và Nguyễn Hữu Thị Lan được coi là “vô tiền khoáng hậu” là bởi lần đầu tiên trong lịch sử có vợ của Hoàng Đế là một người công giáo. Không những thế, Nam Phương phải được lập làm Hoàng hậu chính cung ngay trong ngày cưới, phải được giữ đạo Công giáo, các con phải được làm lễ rửa tội và con trai sinh ra phải được phong làm Thái tử.

Đáng nói hơn cả, vì Hoàng Hậu Nam Phương, Hoàng Đế Bảo Đại đồng ý giải tán tam cung lục viện, không còn chuyện năm thê bảy thiếp như những vị vua xưa, tuân thủ nguyên tắc hôn nhân 1 vợ – 1 chồng. Sự kiện này cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi trong triều đình vì đây là điều trái với truyền thống và chưa từng có tiền lệ.

Sau lễ cưới độc nhất vô nhị đó, những năm tháng tiếp theo, Hoàng Hậu Nam Phương sống hạnh phúc bên chồng. Họ lần lượt có 5 người con gồm: Đông cung Hoàng Thái tử Bảo Long, Hoàng tử Bảo Thăng, Hoàng nữ Phương Liên, Hoàng nữ Phương Dung và Hoàng nữ Phương Mai.

Nam Phương Hoàng hậu viết thư trị tiểu tam là hình ảnh cũng như giai thoại nổi tiếng nhất khi hậu thế nhắc đến bà.

Lý Lệ Hà xuất thân là một cô gái đất cảng Hải Phòng. Bà nổi tiếng từ ngôi vị Hoa khôi của cuộc thi hoa khôi đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam. Sau này bà trở thành kỹ nữ lừng danh chốn Hà thành và là niềm khao khát của đàn ông thời bấy giờ.

Dù đã có chồng nhưng khi gặp vua Bảo Đại, Lý Lệ Hà đã trúng tiếng sét ái tính và chủ động tiếp cận, tấn công cựu hoàng một cách dữ dội khiến vua Bảo Đại lúng túng và đổ gục trước bà. Không những vậy, Lý Lệ Hà còn dốc hết tiền tiết kiệm để vua Bảo Đại chi tiêu thoải mái tại những chốn vũ trường, ăn nhậu và chơi bời.

Chính sự mê đắm của cặp đôi này đã khiến cho Nam Phương Hoàng hậu viết thư tay gửi cho Lý Lệ Hà và trở thành màn “đánh ghen” đắt giá nhất lịch sử. Trong thư, Nam Phương hoàng hậu viết vỏn vẹn 66 chữ: “Em Lý Lệ Hà thân quý. Chị ở xa đức cựu hoàng hàng mấy vạn dặm trùng dương, nhưng chị biết rằng em đang hết lòng hết sức chăm sóc cựu hoàng ở Hong Kong. Chị cầu mong lịch sử mai đây không buông rơi cựu hoàng, còn gặp lại nhau. Đức Từ Cung Thái hậu và chị trọn kiếp nhớ ơn em. Chị Nam Phương!”

66 chữ đã thể hiện học thức lẫn cách hành xử tinh tế của vị Hoàng hậu cuối cùng của triều đình Việt Nam. Trước đây, bà không ra Hà Nội “đánh ghen” để đòi lại người đàn ông của mình. Chính sự kiêu hãnh của một người phụ nữ có học thức khiến bà chọn sự im lặng, không giành giật chồng bằng bất kỳ thủ đoạn nào.

Hơn thế nữa, bà khiến cho “người thứ 3” kia phải suy nghĩ về vị trí của mình. Dù đau khổ vì chồng trăng hoa nhưng Nam Phương Hoàng hậu không một lời oán thán. Thay vì trách móc, với lời văn dung dị nhưng tinh tế, bà đã chọn gửi lời cảm ơn đến nhân tình của chồng. Những lời ấy tuy ngắn gọn mà đanh thép, khẳng định vị trí chính thê của Nam Phương Hoàng hậu, và bà không cần phải làm gì thì lịch sử vẫn sẽ ghi danh bà như một bậc mẫu nghi thiên hạ.

Từng lời từng chữ mang ý tứ của kẻ bề trên muốn răn dạy cho kẻ dưới. Giọng văn hiền như sương khói, dịu dàng và thấm đẫm mà khi đọc cho dù không là người trong cuộc vẫn thấy. Không một lời mắng chửi, không một câu hờn giận, không ngôn từ nào mang tính chất nhục mạ, nhưng vẫn thể hiện uy quyền và sự sắc sảo.

Bức thư thể hiện cách cư xử chín chắn và đúng mực, súc tích nhưng thể hiện mong muốn tình địch chăm sóc hộ người đàn ông của mình. Cũng đồng nghĩa như lời đoạn tuyệt với người chồng “đầu gối tay ấp”, có chung 5 đứa con, người mà đã từng thề nguyền sẽ 1 vợ, 1 chồng mãi mãi bên bà.

Chắn chắn không ai biết sau khi đọc được những dòng này, Lý Lệ Hà cảm thấy như thế nào nhưng nhiều năm sau đó, bà này vẫn bảo quản bức thư tay này như một kỷ vật quan trọng của cuộc đời. Thậm chí bà còn cho vua Bảo Đại đọc bức thư đầy xót xa này của người vợ chính thất.

ời văn dung dị nhưng tinh tế, bà đã chọn gửi lời cảm ơn đến nhân tình của chồng. Những lời ấy tuy ngắn gọn mà đanh thép, khẳng định vị trí chính thê của Nam Phương Hoàng hậu, và bà không cần phải làm gì thì lịch sử vẫn sẽ ghi danh bà như một bậc mẫu nghi thiên hạ.

Sau sự sụp đổ của triều đình phong kiến nhà Nguyễn, tình hình chính trị và quân sự giữa Việt và Pháp rất căng thẳng, chiến tranh tới gần, bà quyết định đưa các con sang Pháp vào năm 1947. Thời gian đầu, lâu đài Thorenc tại Cannes là nơi mẹ con bà sinh sống. Những người con của bà theo học tại trường Couvent des Oiseaux, nơi bà từng học thời con gái.

Hằng ngày, ngoài việc chăm sóc con cái, bà thường đọc sách báo, chăm sóc vườn hoa, buổi tối thì chơi piano. Những ngày lễ, bà cùng các con ra phố xem phim hoặc mua sắm.

Về sau, Nam Phương rời Cannes, dọn về ở lâu đài Domaine de la Perche ở vùng quê Chabrignac, cách Paris chừng 400 – 500km. Trang trại lớn với 160 mẫu đất, một đàn bò gần trăm con. Lâu đài cách nhà dân khá xa, hàng xóm ít qua lại.

Vua Bảo Đại rất hiếm khi ghé thăm, một năm chỉ ghé qua một, hai lần trong thoáng chốc. Có lẽ lần về lâu nhất của cựu Hoàng là đám cưới của con gái Phương Liên nhưng cũng chỉ là vài ngày.

Căn bệnh tim của Nam Phương Hoàng hậu ngày càng nặng. Vào ngày 14/9/1963, sau khi ra ngoài chơi, bà đi tắm và sau đó cảm thấy đau cổ, sốt. Bác sĩ đến khám, cho biết bà chỉ viêm họng nhẹ. Rồi cơn khó thở mỗi lúc một tăng, bà đã qua đời khi bác sĩ chưa đến kịp. Trong giờ phút lâm chung, ngoài những người giúp việc, bên cạnh bà không có một người thân nào.

Mộ Hoàng hậu Nam Phương hiện nay vẫn nằm tại nghĩa trang Công giáo tại Chabrignac, trên bia có dòng chữ tiếng Pháp, dịch là: “Nơi đây an nghỉ của bà Hoàng hậu Việt Nam – bà Jeanne – Mariette Nguyễn Hữu Hào, 4/12/1914 – 15/9/1963), mặt sau ghi dòng chữ Hán: “Đại Nam Nam Phương Hoàng hậu chi mộ”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *