Ly kỳ chuyện “mượn xác hoàn hồn” trong lịch sử Việt Nam và Trung Quốc,khiến người không tín Thần phải suy nghĩ lại

‘Theo Công sứ Pháp, ông ấy cũng biết rằng linh hồn và thể xác của Thôi Thiên Tuyển ở Sơn Đông và Lưu Kiến Trung ở An Nam đã bị hoán đổi. Hiện tượng mượn xác hoàn hồn được ghi nhận không chỉ một lần này, từ trước đến nay đã có không ít ghi chép’…

Con người liệu có kiếp trước, kiếp này và kiếp sau hay không? Con người liệu có linh hồn không? Nếu có, sau khi chết chúng ta sẽ đi đâu về đâu? Những câu chuyện có thật dưới đây có thể giúp chúng ta đưa ra câu trả lời.

Thôi Thiên Tuyển hoàn hồn phục sinh

Vào mùa hè nóng nực của năm thứ ba thời Trung Hoa Dân Quốc, gia đình Thôi Lão Hán, một nông dân ở Liêu Thành, Sơn Đông, khóc lóc thảm thiết vì con trai Thôi Thiên Tuyển bỗng nhiên đột tử. Thôi Thiên Tuyển, một nông phu trai trẻ, đột ngột qua đời, gây ra một cú sốc lớn cho gia đình khiến nỗi đau buồn không thể nguôi ngoai. Không ngờ chỉ năm sáu giờ sau, anh ta lại hoàn hồn phục sinh, khiến Thôi gia mừng vui khôn xiết.

Chưa dừng lại ở đó, một sự tình vừa bi vừa hài diễn ra, khiến gia đình họ Thôi sau đó còn bàng hoàng hơn! Người sống lại có thể nói được, nhưng lời nói rất kỳ quặc, nói gì người nhà nghe cũng không thể hiểu được. Người nhà họ Thôi nghĩ rằng Thiên Tuyển vẫn chưa hoàn toàn bình phục, và vợ Thôi Thiên Tuyển đứng trước mặt chồng mình muốn giúp anh ta kiểm chứng, nhưng Thôi Thiên Tuyển thậm chí không nhận diện ra người vợ trước mặt mình. Người nhà họ Thôi đâm hoài nghi khó hiểu, người sống lại này không phải là Thôi Thiên Tuyển sao?

Người đàn ông sống lại sau đó đòi soi gương; và khi nhìn thấy mình trong gương, anh ta đã bật khóc!

Anh khóc nức nở, xin giấy bút viết mấy chữ. Người nhà họ Thôi nghi ngờ: Thiên Tuyển chưa từng đọc sách, không biết chữ thì làm sao hồn viết được khi trở về? Trong nhà họ Thôi có một người biết chữ, đọc thấy đúng là anh ta đang viết như sau: “Tên tôi là Lưu Kiến Trung, quê ở phủ Dao Châu, huyện Sơn Dương, thôn Đại Khanh, Lưu Gia”. Thôi Tiên Tuyển trước và sau khi sống lại thực sự rất khác biệt; và giọng nói của anh cũng hoàn toàn khác với giọng của người dân địa phương. Nhưng diện mạo và thân thể bên ngoài thì đúng là của Thôi Thiên Tuyển!

Có thực sự có một người như “Lưu Kiến Trung”? “Lưu Kiến Trung” cuối cùng là còn sống hay đã chết? Nếu người hoàn hồn trở về đúng là Lưu Kiến Trung, vậy anh ta đầu thai từ đâu, làm sao có thể chạy vào thân thể của Thôi Thiên Tuyển? Vậy Thôi Thiên Tuyển đã đi đâu? Anh ta chết thật rồi à? Nếu không phải là chuyển sinh đầu thai, liệu nguyên thần (linh hồn) của một người có thể đi xuyên núi non sông nước, thời gian và không gian mà không bị hạn chế bởi thể xác hay không? Làm sao chỉ mấy canh giờ mà đột nhiên có người từ phương xa tới trước mặt bọn họ, lại có thể tiến nhập vào thân thể người khác để thay thế chủ nhân! Nhà họ Thôi vừa buồn, vừa mừng, vừa nghi ngờ, nhìn lẽ sinh tử chìm trong sương mù mà đâm ra hoang mang, lo lắng.

Giả sử Lưu Kiến Trung đã đến nhà họ Thôi ở Sơn Đông, thì nguyên lai quê quán của anh (phủ Dao Châu, huyện Sơn Dương) cuối cùng thì là ở quốc gia nào? Cách nơi đây bao nhiêu dặm, bản thân anh ta cũng không biết. Trên thực tế, anh ta cũng không thể quay lại được nữa, cũng giống như Thôi Thiên Tuyển, anh ở lại nhà họ Thôi và bắt đầu học tiếng địa phương. Nhập gia tùy tục, anh dần dần học được một số phong tục địa phương để ứng đối xã giao, chẳng hạn như hành lễ, cúi chào…

Người nhà họ Thôi càng ngày càng tin rằng đó là linh hồn của một người khác đã trở về nhập vào Thôi Thiên Tuyển sau khi phục sinh, bởi vì Thôi Thiên Tuyển đã thay đổi rất rõ ràng; những gì mà anh thích làm trước đây thì giờ không muốn làm, và một người nông dân thậm chí không thể gánh nổi nước. Nhưng Thôi Thiên Tuyển có thể đọc và viết, và anh còn biết tìm ra các nguồn nước. Đây là điều mà người dân địa phương không hiểu, nhưng giờ đây, những người nông dân đang tìm kiếm nguồn nước chỉ cần theo đúng địa điểm mà anh hướng dẫn là có thể lấy được nước.

Thật là không thể tin được! Điều này chẳng phải chính là: Nguyên thần (linh hồn) có thể hoán đổi cơ thể, và năng lực của cơ thể cũng liền theo đó cải biến, ngay cả những kỹ năng hậu thiên (kỹ năng học được sau này trong đời) cũng đi theo nguyên thần hay sao?

Nhà họ Thôi không báo quan về sự việc, cũng không dùng nó để kiếm tiền. Sau đó, một ngày nọ, có một tên trộm đột nhập vào nhà họ Thôi, vì vậy, sự việc Thôi Thiên Tuyển bị mượn xác hoàn hồn đã vô tình được lan truyền.

Khi các thành viên của ủy ban quận đến nhà của họ Thôi để kiểm tra tình huống, Thôi Lão Hán bị ốm, chỉ nằm trên giường không thể ngồi dậy, vì vậy con trai của ông là Thôi Thiên Tuyển đã gặp các thành viên ủy ban. Các thành viên trong đoàn hỏi về chi tiết vụ trộm từ nhà của Thôi Thiên Tuyển, nghe thấy câu trả lời của Thôi Thiên Tuyển không giống giọng địa phương, họ cảm thấy rất nghi ngờ và hỏi anh chuyện gì đang xảy ra. Có những người khác cũng có mặt tại thời điểm đó, nói rằng anh ta là người mượn xác hoàn hồn. Các thành viên ủy ban đã rất ngạc nhiên và hỏi Thôi Thiên Tuyển chi tiết, vì vậy mà sự việc Thôi Thiên Tuyển bị mượn xác hoàn hồn đã lan rộng ở tỉnh Sơn Đông và thậm chí lan ra cả nước.

Thái Nho Khải, tỉnh trưởng tỉnh Sơn Đông, đặc biệt gọi Thôi Thiên Tuyển đến văn phòng tỉnh để kiểm tra thật giả, và yêu cầu anh đi gánh nước; thấy anh ta quả nhiên thực sự là một thư sinh yếu đuối và không thể gánh gì trên vai của mình, nhưng lại biết tìm ra dòng chảy ngầm.

Vào thời điểm đó, Đông Lâm Đạo Duẫn Cung đã đặc biệt yêu cầu ủy ban điều tra đưa Thôi Thiên Tuyển đến Văn phòng Đạo Đài Thự để phỏng vấn cá nhân. Theo điều tra, Thôi Thiên Tuyển không có bệnh, càng không phải là bệnh nhân tâm thần. Cung Đạo Duẫn cảm thấy thật khó tin chuyện mượn xác hoàn hồn, sinh mệnh của anh ta từ đâu tới không ai có thể kiểm tra được. Sau này, khi đến các công sở công tác, ông vẫn thường kể về điều kỳ lạ này.

Hơn một năm sau khi Thôi Thiên Tuyển sống lại, Cung Đạo Duẫn đã gửi anh đến chỗ Mai Hiệt Vân, Viện trưởng Pháp viện Cao đẳng Tế Nam, và thỉnh nhờ ông ta giúp điều tra vấn đề. Mai Hiệt Vân sau đó đã gặp Thôi Thiên Tuyển vài lần, nghe giọng nói không giống giọng Sơn Đông mà giống như một người Phúc Kiến học tiếng Bắc Kinh, hay một người Nhật Bản học tiếng Trung Quốc. Khi Thôi Thiên Tuyển nhìn thấy ông, liền thú nhận, mình không thành thạo lắm, nói rằng anh ta đã học được nó ở Sơn Đông sau khi hoàn hồn, và quê cũ của anh không có loại lễ nghi này. Khi được hỏi quê quán của tiền nhân – Làng Đại Khanh, Lưu Gia, huyện Sơn Dương, phủ Dao Châu là thuộc vùng đất nào? Thôi Thiên Tuyển trả lời rằng anh không biết, vì anh chưa từng đi du lịch từ nhỏ nên anh chỉ biết tên của ngôi làng mình và những ngôi làng lân cận.

Mọi người vừa khó hiểu vừa tò mò về cách Lưu Kiến Trung từ phủ Dao Châu đến nhà họ Thôi và trở thành Thôi Thiên Tuyển. Anh cho biết, lúc đó anh được người nhà dùng chăn bông quấn thân, hai đầu chăn bị ép chặt khiến anh không cử động được, sức nóng khiến anh ngất xỉu. Sau đó, anh nghe thấy tiếng hét, mở mắt ra và thấy rằng anh ấy đã ở nhà của họ Thôi. Tính ra, từ lúc ngất xỉu ở nhà đến lúc phục sinh ở nhà họ Thôi mất khoảng 5, 6 tiếng đồng hồ.

Mai Hiệt Vân và Cung Đạo Duẫn không thể tìm thấy vị trí của làng Đại Khanh, Lưu Gia, huyện Sơn Dương, phủ Dao Châu. Họ nghĩ rằng đó có thể là một tỉnh ở nước ngoài, liền hỏi anh ta về tình hình xã hội ở đó; anh ta trả lời từng người một: quan viên địa phương gọi là “thượng ti”, hoàng đế gọi là “nhân Vương”, thời đó đặt niên hiệu là “Công khỏa nhị thập niên”, mỗi năm chỉ nộp thuế và hồng đường, ngoài ra không còn thuế nào khác, anh ta ở đó không có nhìn thấy người nước ngoài, v.v…

Sau đó, Mai Hiệt Vân đã chụp ảnh Thôi Tiên Tuyển, gửi một vài bức ảnh và ghi chú của Cung Đạo Duẫn cho ông Địch Sở Thanh, người quản lý các vấn đề đối ngoại ở Thượng Hải [1], hỏi xem ông ấy có biết về huyện Sơn Dương, tỉnh Dao Châu không và liệu ông ấy có thể quảng cáo vụ việc để có thể liên hệ với gia đình Lưu Kiến Trung hay không… để tìm hiểu thêm về nội tình.

Chuyện hoàn hồn kinh động đến cả Hoàng Đế

Vào năm Đại Định thứ 13 của đời vua Kim Thế Tông (tức năm 1173), đã xảy ra một vụ án “mượn xác hoàn hồn” làm kinh động đến cả Hoàng Đế. Thượng thư tỉnh dâng tấu rằng: “Trương Hiếu Thiện ở Uyên Bình có có một người con trai tên là Hợp Đắc. Hắn đã chết vào một buổi sáng tháng 3 năm Đại Định thứ 12, nhưng đến tối lại hồi sinh. Hắn nói rằng mình là Hỉ Nhi – con trai của Vương Kiện, là người ở Lương Hương. Nhưng Hỉ Nhi đã chết từ năm trước. Khi Vương Kiện hỏi hắn chuyện trong gia đình, hắn đều có thể kể rõ ràng. Đây có lẽ là việc mượn xác hoàn hồn, vì vậy Thượng thư tỉnh đã đề nghị trao trả người “mượn xác hoàn hồn cho Vương Kiện”.

Kim Thế Tông phán rằng: Nếu phán xử như vậy, e rằng gian tà sẽ được thể lộng hành dối trá, làm loạn luân lý làm người, chi bằng xử cho người hoàn hồn đó trở về gia đình Trương Hiếu Thiện.

Đàn ông hoàn hồn vào cơ thể phụ nữ

Trong những năm đầu tiên và thứ hai đời vua Càn Long nhà Thanh, vợ của một người hầu trong nhà Viên Ngoại Lang bộ hộ Trường Thái, khoảng hai mươi tuổi, vào một ngày đột nhiên bị trúng gió và hôn mê chỉ còn thoi thóp, đến tối thì tắt thở. Ngày hôm sau, khi chuẩn bị đưa tang, tay cô đột nhiên cử động, rồi dần dần duỗi ra. Sau một lúc, cô ngồi dậy và hỏi mình đang ở đâu. Mọi người đều nghĩ cô ấy nói linh tinh nên không ai trả lời. Nhưng cô nhìn quanh phòng, như thể hiểu ra điều gì đó, cô lại thở dài, rồi im lặng. Tuy nhiên, bệnh của cô đã khỏi hẳn.

Điều khiến mọi người xung quanh cảm thấy lạ là sau khi cô chết đi sống lại, cô thay đổi như một người khác, cách ăn nói và đi lại của cô giống như đàn ông, cô không biết chải tóc, nhìn thấy chồng của mình mà như thể người xa lạ.

Vì cảm thấy bất thường, mọi người đều hỏi cô rốt cuộc chuyện gì đã xảy ra. Cô ấy chỉ nói rằng vốn dĩ cô ấy là một người đàn ông, đã chết vài ngày trước. Sau khi linh hồn đến Địa ngục, phán quan nhận ra rằng dương thọ của anh ta vẫn chưa tận, nhưng bị giáng xuống thân xác nữ nhi, vì vậy mới mượn cơ thể người phụ nữ trong nhà này để hồi sinh. Trước khi hoàn hồn, anh cảm thấy như mình đã ngủ trong một lúc, sau đó lại tỉnh lại. Sau khi tỉnh dậy, anh thấy rằng mình đang nằm trên ghế.

Mọi người truy hỏi tên gọi là quê quán trước đây của cô, nhưng cô kiên quyết từ chối trả lời và chỉ nói rằng: “Chuyện đã đến nước này, hà tất gì lại nhắc đến kiếp trước nữa?”, vì vậy mọi người không tiếp tục truy hỏi nữa.

Sau khi mượn xác hoàn hồn, ban đầu cô không muốn nằm chung giường với người hầu, vốn là người chồng hiện tại. Sau đó, do không có lý do gì để từ chối, cô phải chịu phục tùng, nhưng mỗi lần gần gũi với chồng, cô đều khóc rấm rứt đến sáng. Có người từng nghe cô tự nói với bản thân rằng: “Đọc sách hai mươi năm, làm quan hơn ba mươi năm, giờ lại phải nhẫn nhục chịu đựng sự xúc phạm của kẻ hầu?”. Chồng cô cũng từng nghe thấy cô nói trong giấc mơ: “Tích lũy thật nhiều tiền, cuối cùng chỉ cho con cái hưởng, có tác dụng gì chứ?”. Người chồng lay cô dậy tra hỏi, nhưng cô quả quyết rằng mình chưa bao giờ nói những lời như vậy.

Bởi vì mọi người biết rằng cô ấy đang cố tình che giấu, nên những người biết chuyện cũng chỉ nghe qua loa cho xong. Sau hơn 3 năm, cô vì buồn bã mà qua đời, cho đến khi chết cũng không ai biết người mượn xác hoàn hồn là ai.

Sự thật đáng kinh ngạc: tại An Nam cũng có người tương tự…

Vào mùa xuân năm Trung Hoa Dân Quốc thứ 4, quận trưởng quận Liêu Thành, tỉnh Sơn Đông đến thăm Dương Thọ Nam, Sở trưởng Sở Tài chính tỉnh Sơn Đông, lúc đó đã được vài tháng kể từ khi Thôi Thiên Tuyển bị mượn xác hoàn hồn. Khi ấy sự việc cũng đã được lưu truyền công khai rộng rãi trong toàn địa phương.

Sở trưởng yêu cầu Thôi Thiên Tuyển đến văn phòng. Ông thấy rằng Thôi Thiên Tuyển phục sinh là một nông dân quê chất phác, nói tiếng Trung rất lủng củng, nên yêu cầu anh ta dùng giấy bút để viết, nói đại khái giống như những gì huyện lệnh đã nói.

Dương Sở trưởng đã từng đến An Nam (Việt Nam), biết người bản xứ rất giỏi tìm giếng, ông đoán rằng người này có thể đến từ An Nam, vì yếu tố lịch sử nên người An Nam cũng sử dụng chữ Hán. Dương Sở trưởng đang ở trong sân văn phòng và yêu cầu Thôi thử kỹ năng của mình ngay tại chỗ. Thôi nói rằng mạch nước ở đây khá đầy, không cần phải mở giếng, điều mà anh ấy nói là tốt, dòng chảy của Sơn Đông Tề Thủy đang chảy qua bức tường gần đó.

Sau khi Sở trưởng Dương Thọ Nam đưa Thôi Thiên Tuyển trở về, trong lòng ông không ngừng suy nghĩ về điều phi thường này. Sau đó, khi gặp Hứa Tố Y, một người bạn làm ở văn phòng phiên dịch, ông liền kể về điều đó. Một điều kỳ diệu đã bày ra trước mắt ông, khi Hứa đáp lại: “Đúng có một chuyện như vậy!”

Hứa Tố Y từng nhìn thấy một bức thư chính thức của Công sứ Pháp trong văn phòng về việc “Tìm người”, trong đó nói rằng một người An Nam đã sống lại sau cái chết; sau khi tỉnh dậy, anh ta đột nhiên nói tiếng Hoa, thậm chí còn nói rằng anh ta đến từ một quận nào đó ở Sơn Đông, và anh ta đã được mượn xác phục sinh. Vì sự việc này rất đặc biệt, nó đã lan truyền từ người dân đến văn phòng chính quyền địa phương, Lãnh sự Pháp ở An Nam đã thông báo cho Bộ trưởng ở Bắc Kinh và hỏi Bộ Ngoại giao Trung Quốc xem có những người như vậy ở huyện Cai của tỉnh Sơn Đông hay không. Hứa Tố Y nói rằng sau khi nghe tin tài liệu chính thức đến Sơn Đông, Văn phòng Chính phủ Sơn Đông cũng đã phản hồi tài liệu chính thức kèm theo ảnh của Thôi Thiên Tuyển, và tài liệu chính thức đã đến Văn phòng Bắc Kinh. Nhưng đất nước lúc đó đang trong thời kỳ khó khăn hoạn nạn nên ông ta không biết nhiều hơn về điều đó.

Sở trưởng Dương Thọ Nam đã so sánh cuộc gặp gỡ cá nhân của mình với những gì Hứa Tố Y đã nói, và nhận thấy rằng sự cố phục sinh ở Sơn Đông và An Nam là đồng thời đồng địa, thực tế là cùng một sự việc. Vương Quý Đồng trong “Nhất thung luân hồi xác chứng thảo luận tập” có nói: “Theo Công sứ Pháp, ông ấy cũng biết rằng linh hồn và thể xác của Thôi Thiên Tuyển ở Sơn Đông và Lưu Kiến Trung ở An Nam đã bị hoán đổi. Hiện tượng mượn xác hoàn hồn được ghi nhận không chỉ một lần này, từ trước đến nay đã có không ít ghi chép, tuy nhiên việc trao đổi lẫn nhau giữa linh hồn và thể xác là điều trước đây chưa từng thấy”. Hiệu trưởng Thái Nguyên Bồi đã nói trong “Lời nói đầu” của cuốn sách “So sánh Phật giáo và Khoa học” rằng: ví dụ này cung cấp một bằng chứng mạnh mẽ cho “tinh thần là siêu vật chất”.

Hai nhân vật cách xa nhau hàng vạn dặm, sau khi chết, nguyên thần tiến nhập vào thể xác của đối phương, hoàn hồn phục sinh tại nhân gian, điều này thật khéo ‘trùng hợp!’ Phải chăng là không gian bên ngoài đã an bài ‘lỗi’? Hay là Tạo Vật Chủ cố ý sắp xếp ‘sai’ để truyền lại cho con người một thông điệp, rằng nguyên thần có thể xuyên việt thời-không, xuyên việt sinh-tử mà tồn tại chân thực?

Vụ kiện cáo do nữ tử hoàn hồn

Theo ghi chép của cuốn “Minh Sử”, năm Hồng Vũ thứ 24 (tức năm 1391), một dân nữ ở huyện Long Môn, Hà Nam tên là Tư Mẫu Đơn, sau khi chết 3 năm đã mượn xác của Viên Mã Đầu hồi sinh.

Vào năm Càn Long thứ 21 (tức năm 1756), có một người phụ nữ làm nông mù ở huyện Linh Bích, An Huy, bị bệnh đầy hơi chướng bụng trong hơn mười năm. Vào một đêm sau khi qua đời, cô ta đột nhiên hồi sinh trước khi làm đám tang. Điều kỳ lạ là sau khi hồi sinh, mắt cô đã nhìn thấy trở lại và cũng không bị đầy hơi nữa. Chồng cô vui vẻ lại gần cô, nhưng cô từ chối kịch liệt. Người phụ nữ nói: “Ta là Vương cô nương của một làng khác. Ta chưa kết hôn. Sao ngươi lại có thể làm như vậy?”, sau đó cô kể cho người nông dân tên họ, nơi cư trú của cha mẹ và anh chị em của cô.

Người nông dân vội vàng chạy đi kiểm tra thì thấy rằng, gia đình họ Vương đang khóc thương vì cái chết của cô con gái nhỏ, thi thể vừa mới được chôn cất. Khi nghe nói rằng con gái mình đã mượn xác hoàn hồn, bố mẹ cô đã chạy đến nhà của người nông dân. Người phụ nữ ôm họ khóc nức nở, rồi kể lại cặn kẽ những việc lúc sinh thời, mọi chuyện đều chính xác.

Hai gia đình vì muốn tranh giành người phụ nữ này nên đã kiện lên quan địa phương, cuối cùng huyện lệnh Vương Nghiễn Đình đã phán, trao trả nông phụ này cho người nông dân.

Con trai mượn xác hoàn hồn vì nhớ thương cha mẹ

Pháp sư Nam Đình của Đài Loan từng nghe kể về một câu chuyện mượn xác hoàn hồn từ Hoàng Đại Định – một cựu sĩ quan quân đội cấp cao của Quốc Dân đảng. Câu chuyện xảy ra vào mùa xuân năm 1947, khi ông đang đi thị sát khu Khứ Tân Dân ở Cẩm Châu, sự việc này được các quan chức địa phương trong bữa tiệc kể lại.

Người ta nói rằng có một nhà hát ở huyện Tân Dân. Nơi đó có một ông già làm nghề nấu trà (do lâu ngày nên không ai còn nhớ tên họ) và một đứa con trai, đứa con trai hơn 40 tuổi, chân đi khập khiễng, hàng ngày bán quẻ soi tướng số cho mọi người để kiếm tiền. Năm 1946, người này chết vì bệnh.

Không ngờ rằng vào mùa đông năm đó, mẹ của anh ta nhận được một bức thư đến từ nhà ga Tiểu Hao Tử, phía Bắc Cáp Nhĩ Tân. Bà nhờ người khác đọc hộ, ai ngờ lại là lá thư của con trai. Bức thư nói rằng con trai xa nhà đã lâu, anh rất nhớ bố, mẹ và vợ. Kèm theo bức thư là một ngân phiếu 500 nhân dân tệ.

Người mẹ già đầu tiên là ngờ vực, sau thì kinh ngạc, cuối cùng là sung sướng đến phát sốt, bèn cầm lá thư và ngân phiếu đến nhà hát tìm chồng. Ông lão rất tức giận, ông xé vụn lá thư, ném nó vào bếp, tờ ngân phiếu cũng thành tro bụi.

Mùa xuân năm 1947, ông lão nấu trà qua đời, sau đó đột nhiên một cặp vợ chồng trẻ đến nhà với bộ quần áo sang trọng, phong thái lịch thiệp. Lúc bước vào cửa và thấy bà lão, người đàn ông liền quỳ xuống khấu đầu, miệng gọi một tiếng “Mẹ”. Bà lão bàng hoàng khi thấy người thanh niên không hề quen biết bất ngờ đến, và gọi mình là mẹ, kinh hãi đến mức chân tay bủn rủn. Chàng trai nói: “Mẹ đừng cảm thấy kinh hãi, con trai tuy đã chết rồi, nhưng thật ra là chưa chết”.

Chàng trai trẻ sau đó nói với mẹ của mình toàn bộ ngọn ngành của câu chuyện. Hóa ra, vào năm ngoái khi anh chỉ còn sót lại chút hơi tàn, đột nhiên cảm thấy có hai người đến để đưa anh lên không trung. Khi nghe tiếng khóc thương của mẹ và vợ, anh đã cầu xin hai người đó cho anh quay lại. Họ không nghe lời anh nói, nhưng sau khi anh liên tục khẩn cầu, cuối cùng họ cũng đồng ý.

Trong phút chốc, anh như rơi từ trên trời xuống vực thẳm vạn trượng, chân vừa chạm đất, liền lấy lại cảm giác khi nằm trên giường bệnh. Mở mắt ra, những gì anh thấy lại là cha, mẹ, vợ, người hầu mà anh không quen biết, bản thân anh đã trở thành một thanh niên 27 tuổi, chân cũng không còn cà nhắc nữa. Anh mới hiểu thì ra là mình mượn thân xác của người khác.

Sau một thời gian, anh dần dần biết về quá khứ của chàng trai trẻ mà anh mượn xác đầu thai. Hóa ra đó là Giám đốc của ga Tiểu Hao Tử trên đường Trung Đông, đã từng du học ở Nhật Bản. Sau đó, vì cách cư xử của anh ta rất khác so với trước kia, vợ anh ta thấy nghi ngờ, anh không ngại nói với vợ về thân thế kiếp trước của mình, từ đó mới xảy ra câu chuyện bức thư năm ngoái. Vì thời gian lâu không nhận được hồi âm, nên anh đã trực tiếp đến thăm mẹ.

Người mẹ nghi ngờ về bức thư, và hỏi liệu anh ta có bằng chứng nào khác không. Người con trai đã gỡ một bức ảnh trên tường, chỉ vào từng người và nói ra tên, địa chỉ và điều kiện gia đình của họ. Lúc này mẹ anh ta mới tin là con trai mình hoàn hồn trở về, vội vã chào đón con trai, con dâu mới, tay bắt mặt mừng.

Sau đó, người con trai được hồi sinh cũng đưa đứa con trai 17 tuổi ở kiếp trước của mình đến Cáp Nhĩ Tân để tìm việc, kiếm tiền nuôi sống gia đình.

Thế giới chúng ta đang sống luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu, và việc mượn xác hoàn hồn không phải chỉ là điều tưởng tượng.

Tin Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *