Kinh ngạc những loài sinh vật dị hình nhất hành tinh ẩn sâu dưới đáy đại dương

Dù là môi trường sống lớn nhất trên hành tinh của chúng ta, biển sâu hầu như vẫn chưa được biết đến nhiều bởi các nhà khoa học. Ở độ sâu khủng khiếp như vậy, áp lực là rất lớn, rất hiếm thức ăn, không có ánh sáng và nước biển thì lạnh cóng thế nhưng một số sinh vật vẫn tồn tại được ở môi trường này. Cua đầy lông hay cá ba chân “đi dạo” dưới biển là những sinh vật nằm ở vùng tối vĩnh viễn của đáy đại dương – nơi con người không thể khán phá. 

Những thiết bị hiện đại ngày nay cho phép chúng ta khám phá những gì đang ẩn chứa ở độ sâu hàng ngàn mét dưới mực nước biển. Từ đây, những loài “Quái vật biểu sâu” cũng dần lộ diện khiến bất kỳ ai cũng phải ngỡ ngàng khi nhìn thấy chúng.

Rận Ăn Lưỡi

Khi nhìn vào loại rận ký sinh này, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến các bộ phim kinh dị. Trên thực tế, quái vật biển sâu này thực sự tồn tại ở khu vực California. Cái tên “Rận Ăn Lưỡi” được đặt dựa trên tập tính sinh trưởng của nó. Ban đầu, loại rận này sẽ xâm nhập vào một con cá qua nắp mang. Tiếp theo, nó sẽ gặm nhấm dần dần phần lưỡi của vật chủ, cho đến khi bộ phận này teo đi và biến mất hoàn toàn. Sau đó, Rận Ăn Lưỡi sẽ đóng vai trò như chiếc lưỡi mới và tiếp tục sống ký sinh cho đến khi “nạn nhân” của nó chết.

Bạch tuộc Dumbo

Loài bạch tuộc có hình dáng dễ thương này sinh sống ở độ sâu hơn 7.000 mét dưới đáy biển. Thức ăn của chúng là sinh vật kích thước nhỏ mà chủ yếu là các loài nhuyễn thể. Sở dĩ có tên là Bạch tuộc Dumbo, bởi vì chúng có một “cặp tai” lớn, tựa như chú voi Dumbo nổi tiếng trong bộ phim hoạt hình cùng tên của Disney.

Cá Blodfish

Được tìm thấy ở độ sâu gần 1.200 mét dưới đáy của vùng biển châu Đại Dương, loài cá có tên là Blobfish này từng được bình chọn là động vật xấu xí nhất thế giới. Sở dĩ, chúng sở hữu bộ dạng kỳ dị đến như vậy, một phần lớn là do môi trường sinh sống ở đáy biển sâu – nơi có áp suất gấp 60 lần so với trên bờ.

Theo các nhà khoa học, Blobfish có trọng lượng riêng thậm chí còn nhẹ hơn nước biển, nên chúng có thể dễ dàng lơ lửng ở tầng đáy mà không tốn quá nhiều năng lượng để di chuyển.

Cá mặt trăng có tên khoa học là Mola Mola

Là loài cá biển cỡ lớn, thường lặn xuống dưới vùng nước sâu, nơi nhiệt độ rất thấp.Loài cá này có hình dạng khá kỳ lạ. Nhìn tổng thể chúng có thân hình bầu dục tròn ở phía trước và dẹt về phía đuôi. Chiều dài thân có thể đạt từ 3,5-5,5m. Đặc biệt, miệng của loài cá này rất nhỏ, mỗi hàm có hai răng dính vào nhau làm thành một cái mỏ. Với cái miệng đặc dị như vậy nên chúng không thể nuốt mồi to mà chỉ chuyên ăn giáp xác nhỏ và các phiêu sinh vật khác.Một cá mặt trăng mẹ có thể đẻ tới 300 triệu trứng chỉ sau 3 tuần mang thai. Cá con khi nở ra chỉ nhỉnh hơn một hạt cát,, nhỏ hơn cơ thể con mẹ tới 600 lần. Tuy vậy, cá con lại lớn rất nhanh, chỉ sau 15 tháng sau khi trứng nở, chúng có thể tăng lên tới 373 kg.Lúc còn nhỏ, cá mặt trăng cũng như bao loài cá khác, bơi rất khỏe theo đàn. Cho đến khi lớn, chúng càng trở nên lười biếng, chỉ sống một mình và thả cơ thể trôi lơ lửng theo dòng hải lưu đến khắp các đại dương.

Cá mập Wobbegong

Sinh sống ở vùng rạn san hô ven bờ ngoài khơi phía bắc Úc, New Guinea và những đảo lân cận, được biết đến là một trong những loài cá mập “dị” nhất hành tinh.Wobbegong sở hữu thân hình khá to lớn theo dáng dẹt, màu sắc da lốm đốm và những cái râu xung quanh, bởi vậy chúng còn được gọi là cá mập thảm.
Cá mập Wobbegong được mệnh danh là “bậc thầy ngụy trang” dưới đáy đại dương. Bằng cách lợi dụng tấm da lốm đốm màu sắc và râu ria giống như rong biển, chúng giả làm san hô, ẩn thân trong lớp cát dưới đáy biển.Tuyệt chiêu của loài cá mập này là nằm yên dưới lớp cát, khi con mồi lơ đễnh tiến đến đủ gần, chúng tấn công chớp nhoáng bằng cách mở miệng cực rộng sau đó ngậm lại nhanh chóng không để con mồi thoát thân.Hiện tại, cá mâp thảm Wobbegong được xếp vào loại động vật ở mức gần nguy cấp.

Cá cần câu hay cá Wolftrap (Anglerfishes)

Thuộc họ cá xương Lophiiformes, sinh sống tại các vùng nước sâu thuộc Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.Cá cần câu sở hữu thân hình kỳ dị với chiếc đầu “ngoại cỡ”, hàm trên lớn bất thường và có thể gập xuống để ngậm trọn hàm dưới. Ngoài ra, chúng còn gây chú ý nhờ chiếc “cần câu” tự nhiên trên đỉnh đầu.Chiếc “cần câu” của cá Wolftrap khiến con mồi tự lao vào miệng chúng. Với hàm và dạ dày có khả năng tự giãn nở, cá cần câu có thể tiêu hóa được con mồi lớn gấp đôi cơ thể chúng.

Thân hình xấu xí là lợi thế của cá cần câu, giúp chúng ẩn nấp và chờ đợi con mồi tự sa vào miệng. Với khả năng săn mồi “cực đỉnh”, loài cá này còn được gọi là “quái vật” của biển khơi.

Cá Stargazer (chiêm tinh hay sao Nhật) có tên khoa học là Pleuroscopus pseudodorsalis

Đây là loài cá thường sống ở độ sâu từ 40-800m dưới đáy biển, có chiều dài cơ thể từ 18-90cm.Với hàm răng lởm chởm, nhọn hoắt và đôi mắt hung ác, cá chiêm tinh cũng được xếp vào những loài cá xấu xí nhất thế giới.

Sở hữu màu da phù hợp với màu cát biển, cá chiêm tinh được mệnh danh là “bậc thầy ngụy trang”. Chúng phục kích con mồi bằng cách ẩn mình dưới lớp cát mỏng chỉ có đôi mắt nhô cao quan sát. Chúng ăn cá nhỏ hơn, bạch tuộc và mực.

Cá Barreleye

Loại cá sở hữu chiếc đầu trong suốt có một không hai này tên là Barreleye. Sở dĩ, cơ thể của chúng có kết cấu đặc biệt như vậy, là để tăng tối đa ánh sáng đến nhãn cầu giúp cá Barreleye có thể dễ dàng hơn trong việc quan sát khi sống trong điều kiện tối tăm ở đáy đại dương. Được biết, người ta đã ghi nhận được sự xuất hiện của loại các này ở vùng biển Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

Cá Black Swallower

Loài cá có bề ngoài đáng sợ này có khả năng nuốt chửng gần như tất cả mọi thứ, đúng như tên gọi của mình Black Swallower (tạm dịch: Kẻ nuốt chửng đen). Thật vậy, nhờ vào kết cấu đặc biệt của cơ thể, cá Black Swallower vốn có chiều dài trung bình 25 cm có thể nuốt gọn con mồi có dài 86 cm tức là hơn gấp ba lần kích thước của chúng.

Cá mập Yêu Tinh

Chúng ta thường nghe nói tới cá mập trắng, các mập búa, cá mập hổ… Còn “Cá mập Yêu Tinh” thực sự là một cái tên quá đỗi xa lạ trong họ hàng của “sát thủ biển xanh”. Trên thực tế, chính vì ẩn cư dưới đáy đại dương, nên loài cá này chỉ mới được các nhà khoa học phát hiện trong thời gian gần đây. Như bạn có thể dễ dàng nhận thấy, đặc điểm nổi bật nhất của Cá mập Yêu Tinh chính là chiếc mũi dài và phẳng khác lạ so với đồng loại. Được biết, chiếc mũi này chính là một “ra-đa”, nơi có chứa các thụ quan, cảm nhận chuyển động trong nước giúp loài cá này dễ dàng phát hiện được con mồi của mình.

Tin Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *