Quần thể thắng cảnh động Tiên ở Tuyên Quang nằm giữa khung cảnh thiên nhiên kỳ thú, núi non điệp trùng, giàu huyền thoại. Có ba ngọn núi chính là núi Toạ, núi Chân Quỳ và núi Bạch Mã. Động Tiên nằm trong núi Chân Quỳ.
Động Tiên nằm ở trong núi Chân Qùy, chen giữa núi Đá Đen và núi Bạch Mã, thuộc thôn Thống Nhất (xã Yên Phú, huyện Hàm Yên). Từ trung tâm thành phố Tuyên Quang đến động Tiên khoảng 55km. Quần thể này gồm 7 hang động khác nhau, gồm: Động Tiên, động Đàn Đá, động Thiên Đình, động Thiên Cung, động Thạch Sanh, động Tam Cung, động Âm Phủ. Tất cả các động này xếp thành hình vòng cung tạo thành một quần thể đặc sắc.
Chỉ cách thành phố Tuyên Quang hơn 55km dọc theo quốc lộ 2 về phía Bắc, quần thể Động Tiên thuộc thôn Thống Nhất, xã Yên Phú, huyện Hàm Yên bao gồm bảy động là Động Tiên, động Thiên Đình, động Đàn Đá, động Thiên Cung, động Tam Cung, động Thạch Sanh, động Âm Phủ, xếp thành hình vòng cung.
Khi tới động Tiên tham quan, du lịch, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp của nơi đây thật cuốn hút và kỳ ảo. Chính sự hoang sơ và kỳ vĩ mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất Hàm Yên này đã giúp cho nơi đây ngày càng trở nên có sức hút đối với du khách trong và ngoài nước. Trong số đó, động Tiên ở Tuyên Quang là địa điểm tham quan có sức hấp dẫn nhất hiện nay.
Tại đây, bạn sẽ bắt gặp những bậc đá được xếp chồng lên cao tạo nên một con đường mà chỉ cần đi tiếp rẽ phải bạn sẽ thấy cổng đá với đủ mọi hình thù khác nhau. Đây là cổng đá đã được kết tinh từ hàng ngàn năm trước. Do đó, nói khu vực cổng đá thuộc động Tiên Tuyên Quang là hiện sắc của thiên nhiên của tạo hóa quả thực không sai.
Trong số này, động Tiên được đánh giá là hang động đẹp nhất. Động Tiên nằm gần đỉnh núi. Con đường đi sâu uốn lượn theo vách núi sẽ dẫn du khách tới khu cửa hang thật rộng lớn. Từ đây, tầm mắt được phóng nhìn, ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên bao la, rộng lớn với núi biếc, điểm trên đó là những bông hoa chuối đỏ ửng hay những cánh đồng trải dài một màu xanh biếc. Hòa cùng với đó là hình ảnh làng quê mộc mạc, bình yên. Tất cả chúng đều đã góp phần tạo nên một bức tranh thiên nhiên động Tiên trù phú và cuốn hút đến lạ thường.
Động Tiên gắn liền với nhiều truyền thuyết. Vì thế, khi tới đây tham quan, du lịch thì ngoài việc được ngắm cảnh, du khách sẽ được nghe nhiều câu chuyện ly kỳ xung quanh thắng cảnh động Tiên.
Trong hành trình khám phá, du khách sẽ bắt gặp những bậc đá được xếp chồng lên cao tạo nên một con đường mà chỉ cần đi tiếp bạn sẽ thấy cổng đá với đủ mọi hình thù khác nhau. Đây là cổng đá đã được kết tinh từ hàng ngàn năm trước.
Theo thời gian, dưới sự bào mòn của gió của nước, các khối nhũ đá này đã hóa thân thành rất nhiều các hình hài khác nhau. Do đó, bạn sẽ được chiêm ngưỡng rất nhiều hình ảnh vạn vật trần gian khi ghé thăm danh thắng độc đáo này.
Nào là hình ảnh Tiên Ông ngồi đăm chiêu tư lự hay hình con ba ba, cá sấu, khủng long và rất nhiều con vật muông thú khác nhau đều được tề tựu đầy đủ tại đây. Đặc biệt, trên vòm đá cao và rộng còn có hình ảnh một con Linh Điều với đôi cánh xòe dang rộng đang cắp một thiếu nữ bay vào khu vực cửa hang. Hình ảnh này khiến chúng ta gợi nhớ tới câu chuyện Thạch Sanh xưa kia.
Du khách khi bước vào khu vực cửa động sẽ được tận mắt ngắm nhìn những nhũ đá với nhiều hình thù lạ mắt. Cùng với thời gian, với sự bào mòn của nước, của gió, những khối nhũ đá này đã hoá thân thành những hình hài của vạn vật trần gian. Đó có thể là hình ảnh tựa như hình Tiên Ông ngồi đăm chiêu tư lự hay hình con ba ba, cá sấu, khủng long và rất nhiều muông thú khác nhau đều tề tựu tại đây…
Tiếp theo khi đi sâu vào bên trong động Tiên Tuyên Quang, bạn sẽ được nhìn thấy một khối thạch trụ chống trời có màu sắc rất lung linh và huyền ảo. Phía sau khu thạch trụ này là các khối đá cẩm thạch có hình dáng một người phụ nữ đang đứng theo hình bán nguyệt. Đây chính là hình tượng người mẹ đang mang thai
Con đường đi sâu uốn lượn theo vách núi sẽ dẫn bạn tới khu cửa hang thật rộng lớn. Tại đây, bạn sẽ được hít hà bầu không khí trong mát và được ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên bao la, rộng lớn với núi biếc, điểm trên đó là những bông hoa chuối đỏ ửng hay những cánh đồng trải dài một màu xanh biếc. Hòa cùng với đó là hình ảnh làng quê mộc mạc, bình yên. Tất cả chúng đều đã góp phần tạo nên một bức tranh thiên nhiên động Tiên trù phú và cuốn hút đến lạ thường.
Khi đi sâu vào bên trong động Tiên, du khách còn được nhìn thấy một khối thạch trụ chống trời có màu sắc huyền ảo. Phía sau khu thạch trụ này là các khối đá cẩm thạch có hình dáng một người phụ nữ đang đứng theo hình bán nguyệt. Đây chính là hình tượng người mẹ đang mang thai.
Tương truyền từ ngày xửa ngày xưa, lúc mặt trăng còn ở rất gần trái đất, hằng tháng cứ đến hôm rằm, trăng tròn lại soi sáng khắp muôn nơi, làm cho gương mặt từ già đến trẻ đều rạng ngời, đẹp đẽ và tràn đầy hạnh phúc. Nhưng bỗng một hôm, một mảnh trăng bị văng ra, làm cho ánh sáng đến với mọi người và nét rạng rỡ trên từng khuôn mặt bị giảm đi. Một chàng thanh niên tuấn tú khoẻ mạnh hơn người đã gánh đá ngược dòng sông lên vá lại mặt trăng, để đem lại ánh sáng ban đầu và lấy lại được khuôn mặt đẹp đẽ, hạnh phúc cho muôn dân. Trên đường gánh đá, vì quá nặng, chàng phải ngồi nghỉ và bỏ lại một hòn đá. Hòn đá chính là núi Toạ (tức núi ngồi). Khi chàng nhấc gánh lên để tiếp tục đi thì đòn gánh bị gãy làm mất thăng bằng, chàng ngã khuỵu chân xuống, một hòn đá nữa lại rơi ra và biến thành núi Chân Quỳ. Chàng thanh niên mang những hòn đá còn lại ra bờ suối, rồi tắm cho lại sức. Đang tắm, chàng trông thấy nàng tiên cưỡi ngựa trắng đi qua, liền vẫy gọi nàng đưa ngựa xuống giúp chở đá lên vá trăng. Thấy chàng khôi ngô tuấn tú, nàng tiên đã vui lòng giúp. Hai người thắng yên ngựa và chở đá lên vá trăng. Ngựa hí ba tiếng để bay lên nhưng vì quá nặng, lại đứng sát bờ suối, ngựa bị lún cả 4 vó, cả người và ngựa hoá thành ngọn núi Bạch Mã.
Động Tiên ở Tuyên Quang như tòa lâu đài thiên nhiên tác tạo trong lòng núi, theo kiến trúc phương Ðông, với tiền sảnh, trung đường, hậu tẩm, chỗ độc đáo là giật cấp đi sâu xuống mãi. Tiền sảnh vách hang dát bằng thạch nhũ óng ả, với những khối chắc khỏe như những cây cột nửa lộ nửa chìm, với những vách ngăn hờ hững trổ ô cửa sổ, với bức “cửa võng” buông rủ trông mềm mại tưởng như có thể đung đưa trước gió, trang trí cho cửa lớn trung đường. Gian giữa mở ra không gian phóng khoáng, đủ rộng chứa nghìn người, trong mờ ảo có thể nghe tiếng nước tí tách triền miên như giọt đồng hồ đá núi hàng triệu năm rồi đếm thời gian vĩnh cửu.
Hàng năm cứ vào ngày mùng 9 tháng Giêng, lễ hội động Tiên lại được tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh con người, vùng đất và bản sắc văn hóa truyền thống của người dân nơi đây. Từ tờ mờ sáng mùng 9, các chàng trai, cô gái trong các trang phục dân tộc: Kinh, Tày, Mông, Dao, Cao Lan… đại diện cho 12 dân tộc anh em sinh sống trên đất Hàm Yên, dâng hương hoa tại Động Tiên, rồi rước các mâm lễ về đình trình báo Thành Hoàng làng và xin phép các thần linh cho mở hội, rồi từ đây rước các mâm lễ ra kệ tại sân chính lễ hội. Bà con nơi đây đã có câu ca nhắc nhớ: “Dù ai đi ngược về xuôi/ Tháng Giêng mùng 9 Động Tiên nhớ về…”.
Với vẻ đẹp độc đáo, đạo Tiên Tuyên Quang được mệnh danh là một Phong Nha giữa đại ngàn Đông Bắc.
Hành trình du khách sẽ chinh phục đỉnh cao của ngọn núi để chiêm ngưỡng Thần Kim Quy. Ngài ngự trên cao, đầu hướng về phương nam. Du khách không quên chạm tay vào Thần Kim Quy để cầu mong sự may mắn an lành bản thân, gia đình, bạn bè; phóng xa tầm mắt thưởng thức sự bao la của trời đất, sông nước cùng với muôn sắc màu của núi rừng với những bông hoa chuối rực rỡ giữa màu xanh đại ngàn của núi rừng.
Tin Tổng hợp