Sau khi nhìn thấy những hình ảnh này chắc có lẽ những fans bún bò, bún riêu sẽ cảm thấy hoang mang cực độ.
Vấn đề an toàn thực phẩm luôn là câu chuyện nan giải với nhiều người. Ông bà ta thường có câu, nếu đã ăn thì đừng nhìn nơi sản xuất vì khó tránh khỏi việc bất ngờ, ngỡ ngàng, ngơ ngác. Mới đây, những hình ảnh từ một cơ sở làm bún khiến nhiều fans của món ăn này có lẽ sẽ ngán ngẩm từ đây.
Thường bún là lựa chọn của nhiều người khi có cảm giác ngán cơm. Đặc biệt, những món ăn như bún nước tương, bún đậu mắm tôm, bún bò, bún riêu,… luôn là “best choice” của vô số các gia đình trong mùa dịch Covid-19, vừa nắng nóng lại vừa đặt ship tận nơi.
Cách đây không lâu là vụ ốc ngâm hóa chất, dùng keo 502 dán râu mực đã thu hút đông đúc người dân quan tâm thì giờ đây, sử dụng hóa chất tẩy bún, làm bún bẩn lại tiếp tục “lên sóng”. Mới đây những hình ảnh làm bún bẩn đã khiến người xem phải kinh hãi, tại sao lại có những người vì lợi nhuận mà bất chấp như thế.
Ngay khi những hình ảnh này được chia sẻ, nhiều người cảm thấy vô cùng lo lắng cho sức khỏe của bản thân và gia đình vì ngoài cơm thì các loại bún luôn là món khoái khẩu của nhiều người, thậm chí có người còn ăn bún thay cơm. Nhiều người còn cho rằng “khuất mắt không thấy thì cứ ăn” còn giờ rành rành thế này thì cũng ái ngại thật.
Theo như trên khoảnh khắc ghi lại, bún được làm ra bị đổ thẳng trên sàn, thậm chí người lao động trong clip không hề mang bảo hộ gì, cứ thế giẫm lên bún rồi lại hốt bỏ vào bao đem đi sản xuất.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách Khoa Hà Nội) chia sẻ với Sức khỏe đời sống: “Tinopal hay còn được gọi là chất huỳnh quang được dùng trong công nghiệp sơn, sản xuất vải, giấy vì có màu óng ánh, đẹp. Do đó, nhiều người bất chấp hậu quả, dùng hóa chất này để tạo độ bóng trên bề mặt sợi bún, làm cho sợi bún hấp dẫn hơn.
Trước đó, TP.HCM cũng phát hiện nhiều cơ sở với công nghệ làm bún siêu bẩn, bún cũ, bún thải trộn hóa chất “biến” thành bún tươi bán ra thị trường. Nhìn mọi thứ mất vệ sinh, nhếch nhác, bún thì được ‘tắm trắng”, khử mùi xuất ra thị trường mỗi ngày ai nấy đều rùng mình.
Bún tẩm hoá chất độc hại
Tinopal tuyệt đối không được dùng trong thực phẩm vì gây nguy hại trầm trọng cho sức khỏe. Tùy theo lượng độc tố vào cơ thể mà có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính. Có thể làm hư hại đường tiêu hóa, niêm mạc thành ruột, dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày. Ở mức độ nặng, khi tích tụ lâu dài sẽ gây suy gan, thận, thậm chí bệnh nan y”.
Ngoài Tinopal, để có lợi nhuận, người làm bún còn sử dụng acid oxalic dùng để giữ bún tươi lâu, không bị thiu tuy nhiên chất này không được dùng trong thực phẩm.
Cách để nhận biết bún bạn mua về có tẩm hóa chất hay không:
Bạn có thể dùng một chén nước mắm để thử. Bạn chỉ cần cho bún tươi vào chén có chứa nước mắm rồi trộn đều lên. Nếu bún sạch thì mắm sẽ ngấm vào bún nhanh hơn, còn nếu bún ngâm hóa chất thì sợi bún sẽ rời rạc, sợi bún khô, tách hẳn ra với mắm.
Tin tổng hợp