Từ 0h ngày 23-8 đến ngày 6-9, TP.HCM sẽ tạm ngưng lực lượng giao hàng bằng công nghệ (shipper) tại TP Thủ Đức, và các quận 8, 12, Gò Vấp, Bình Tân, Bình Thạnh, Bình Chánh, Hóc Môn.
Chiều 21-8, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM tổ chức họp báo thông tin về công tác phòng, chống dịch COVID-19 những ngày tới. Chủ trì họp báo có ông Phan Nguyễn Như Khuê – trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP, và ông Phạm Đức Hải – phó Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19.
Buổi họp báo diễn ra trong bối cảnh TP.HCM chuẩn bị áp dụng các biện pháp nâng cao công tác phòng, chống dịch từ 0h ngày 23-8.
Trưởng Ban Tuyên giáo TP.HCM Phan Nguyễn Như Khuê cho biết cuộc họp báo sẽ công bố khá chi tiết, cụ thể về các đầu việc trên cơ sở 5 giải pháp tăng cường của UBND TP.
Dừng shipper giao hàng tại TP Thủ Đức và 7 quận, huyện
Theo ông Khuê, sáng nay mật độ lưu thông đông hơn bình thường, tiến độ giãn cách hết sức lo lắng, các siêu thị, trung tâm thương mại người dân tập đông hơn… Ông Khuê chia sẻ cần phải thông tin cho dân hiểu, chia sẻ, sẵn sàng, đồng thuận, cùng hưởng ứng nghiêm ngặt thì TP mới sớm trở về trạng thái bình thường.
Từ 0h ngày 23-8 đến ngày 6-9, TP sẽ tạm ngưng lực lượng giao hàng bằng công nghệ (shipper) tại TP Thủ Đức, và các quận 8, 12, Gò Vấp, Bình Tân, Bình Thạnh, Bình Chánh, Hóc Môn.
Tại các quận khác, shipper được hoạt động nội quận, không được chạy khác quận, huyện.
Ông Phạm Đức Hải – phó trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM – khẳng định: TP.HCM không thực hiện phong tỏa trong 2 tuần tới.
Mặt khác, TP cũng không thực hiện tình trạng khẩn cấp về phòng chống dịch COVID-19, vì khoản 2 điều 42 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới có quyền ban bố tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của Thủ tướng; trong trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội không họp thì Chủ tịch nước công bố.
Giãn cách chưa nghiêm thì phải siết chặt
Theo ông Phạm Đức Hải, vì tính chất dịch bệnh cao, đòi hỏi các biện pháp phòng chống dịch phải tăng cường và nâng cao.
Cụ thể, TP tăng cường lực lượng công tác phòng chống dịch như lực lượng y tế, công an, quân đội, cán bộ công chức và người dân tham gia tình nguyện. Hiện nay, các lực lượng này đã có và được tiếp tục tăng cường hơn nữa.
TP cũng tăng cường phương tiện, máy móc thiết bị để phục vụ quy mô, tính chất dịch tăng lên. Đồng thời, TP tăng cường cung ứng lương thực thực phẩm để chăm lo cho đời sống người dân tốt hơn, để người dân yên tâm cùng TP phòng chống dịch bệnh.
Cuối cùng, TP tăng cường siết chặt giãn cách xã hội, giãn cách chưa nghiêm thì phải siết chặt và thực hiện nghiêm hơn.
Giãn cách chưa nghiêm thì phải siết chặt
Theo ông Phạm Đức Hải, vì tính chất dịch bệnh cao, đòi hỏi các biện pháp phòng chống dịch phải tăng cường và nâng cao.
Cụ thể, TP tăng cường lực lượng công tác phòng chống dịch như lực lượng y tế, công an, quân đội, cán bộ công chức và người dân tham gia tình nguyện. Hiện nay, các lực lượng này đã có và được tiếp tục tăng cường hơn nữa.
TP cũng tăng cường phương tiện, máy móc thiết bị để phục vụ quy mô, tính chất dịch tăng lên. Đồng thời, TP tăng cường cung ứng lương thực thực phẩm để chăm lo cho đời sống người dân tốt hơn, để người dân yên tâm cùng TP phòng chống dịch bệnh.
Cuối cùng, TP tăng cường siết chặt giãn cách xã hội, giãn cách chưa nghiêm thì phải siết chặt và thực hiện nghiêm hơn.
Ông Phạm Đức Hải – phó trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM – khẳng định: TP.HCM không thực hiện phong tỏa trong 2 tuần tới.
Mặt khác, TP cũng không thực hiện tình trạng khẩn cấp về phòng chống dịch COVID-19, vì khoản 2 điều 42 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới có quyền ban bố tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của Thủ tướng; trong trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội không họp thì Chủ tịch nước công bố.