Đảo Lý Sơn-Núi lửa triệu năm tuổi và những cảnh đẹp hút hồn du khách

Nhìn từ trên cao, dấu tích của những miệng núi lửa Lý Sơn cổ xưa như núi lửa Thới Lới, Giếng Tiền, Hòn Vung… trông thật mê hồn. Những điểm đến này đã mở ra một chuỗi kỳ quan biển độc đáo thu hút khách du lịch đến tham quan và tìm hiểu. Hãy cùng Vntrip.vn chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên hùng vỹ nơi đây nhé.

Huyện đảo Lý Sơn nằm về phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền 15 hải lý. Huyện có diện tích khoảng 10,3 km2 với trên 22.000 dân. Đảo Lý Sơn hội tụ nhiều thế mạnh về di sản địa chất, văn hóa, sản phẩm nông nghiệp. Do đó, huyện đảo là điểm đến ưa thích của du khách.

Huyện Lý Sơn bao gồm đảo Lớn và đảo Bé. Khu vực này hiện có vết tích của 10 miệng núi lửa, trong đó có 3 miệng núi lửa nằm dưới đáy biển. Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cho thấy, cụm núi lửa ở Lý Sơn và vùng phụ cận phát lộ nhiều loại đất đá, nham thạch tiêu biểu cho các chế độ phun trào khác nhau trong giai đoạn Kỷ đệ tứ, khoảng 11 triệu đến 4.500 năm trước.

Được quay lại từ Flycam trên cao, dấu tích những miệng núi lửa có niên đại hàng triệu năm ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi giống hệt như chiếc “chảo khổng lồ” nằm sừng sững giữa vùng biển khơi.

Từ trên cao nhìn xuống, miệng núi lửa Giếng Tiền trông như một chiếc chảo khổng lồ đứng nhô lên giữa biển trời. Đây là miệng núi lửa Lý Sơn có chiều rộng đến hàng trăm mét, độ cao 30-40 m nghiêng về phía bắc, được dự tính đã có niên đại từ khoảng 1 triệu năm trước.

Cả 5 ngọn núi hình thành nên đảo Lý Sơn ngày nay chính là 5 miệng núi lửa đã tắt từ hàng triệu năm trước. Du lịch Lý Sơn mê hoặc tất cả những vị khách đặt chân đến đây bởi vẻ đẹp vừa hùng vỹ vừa thơ mộng của hòn đảo núi lửa này.

Tạo nên hình dạng kỳ thú ở phía Tây đảo Lý Sơn chính là bắt nguồn từ trầm tích cổ Miocen. Ở phần vách cao của miệng núi lửa Giếng Tiền, sự phun trào đã xuyên cắt những dãy núi đá thành những hình thù độc đáo, thú vị.

Vòng núi lửa Lý Sơn chạy uốn lượn bao quanh những mảnh ruộng bậc thang độc đáo, tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ chỉ có ở đảo Lý Sơn.

Vòng núi lửa Lý Sơn chạy uốn lượn bao quanh những mảnh ruộng bậc thang độc đáo, tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ chỉ có ở đảo Lý Sơn.

Theo PGS.TS Vũ Cao Minh (Viện Địa Chất – Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, riêng huyện đảo Lý Sơn có tới 10 miệng núi lửa được phát hiện. Trong số những miệng núi lửa Lý Sơn này, 6 miệng núi lửa ở đảo Lớn, 1 miệng ở đảo Bé và 3 miệng còn lại chìm ngầm dưới đáy đại dương.

Huyện Lý Sơn bao gồm đảo Lớn và đảo Bé. Khu vực này hiện có vết tích của 10 miệng núi lửa, trong đó có 3 miệng núi lửa nằm dưới đáy biển. Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cho thấy, cụm núi lửa ở Lý Sơn và vùng phụ cận phát lộ nhiều loại đất đá, nham thạch tiêu biểu cho các chế độ phun trào khác nhau trong giai đoạn Kỷ đệ tứ, khoảng 11 triệu đến 4.500 năm trước.

Thới Lới là ngọn núi lửa lớn nhất trên đảo Lý Sơn. Đỉnh núi cao hơn 149 m, đây cũng là điểm cao nhất trên đảo. Ngọn núi lửa này có đường kính đáy 1,4 km, đường kính miệng 0,35 km. Tường phía trong miệng núi lửa Thới Lới có dạng dốc đứng, ở giữa khá sâu tạo thành hồ nước.

Quá trình phun trào của núi lửa Thới Lới đã tạo nên những cảnh quan ngoạn mục, đặc biệt là vách đá Hang Câu. Vách đá Hang Câu có khung cảnh kỳ vĩ. Thời điểm đại dịch Covid-19 chưa bùng phát, núi Thới Lới và thắng cảnh Hang Câu là điểm thu hút hàng nghìn du khách mỗi ngày.

Cách đảo Lớn về phía Tây khoảng 3 hải lý là đảo Bé. Đảo Bé chỉ có trên 100 hộ dân chủ yếu sinh sống bằng dịch vụ du lịch, trồng hành tỏi.

Nhìn từ trên cao, những ô ruộng màu mỡ bao quanh trầm tích núi lửa Hòn Đụn tạo nên một không gian yên bình, thanh cảnh ở đảo Bé Lý Sơn. Các nhà khoa học đã xác định khu vực này có 3 miệng núi lửa, một miệng trên cạn và hai miệng núi lửa ngầm dưới đáy biển.

Từ bãi đá trầm tích núi lửa ở đảo Bé, ta có thể phóng tầm mắt nhìn thấy miệng núi lửa Giếng Tiền đang ôm trọn ngôi chùa Đục vô cùng huyền bí. Cùng những ngọn sóng vỗ bờ có thể cao đến 2-3m mang đến cảm giác thích thú cho mỗi du khách.

Nham thạch núi lửa gặp nước biển đông cứng lại tạo ra những vòm đá kỳ thú được gọi là cổng Tò Vò. Ngoài cổng Tò Vò trên cạn ở đảo Lớn, các chuyên gia khảo cổ còn phát hiện một vòm đá khác nằm sâu dưới đáy biển. Vòm đá này nằm ở vùng biển cách đảo Bé khoảng 1 hải lý. Tổng thể khối nham thạch tạo nên vòm đá kéo dài gần 100 m, trong đó phần mái vòm dài khoảng 20 m. Tính từ đáy biển lên, nơi cao nhất của vòm đá khoảng 5 m.

Quá trình phun trào của núi lửa tạo nên nhiều vách đá nham thạch. Qua thời gian, nham thạch bị sóng biển mài mòn tạo nên nhiều hang đá độc đáo. Hang đá lớn nhất trên đảo Lý Sơn chính là chùa Hang. Hang đá này nằm dưới chân núi Thới Lới với chiều sâu 24 m, rộng 20 m, cao 3,2 m.

Ngoài việc tạo nên những di sản địa chất độc đáo, dung nham núi lửa bị phong hóa đã hình thành nên nền đất đỏ bazan chứa nhiều khoáng chất. Loại đất này phù hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây tỏi. Tỏi Lý Sơn có hương vị thơm ngon và nhiều dược tính quý nên được người tiêu dùng ưa chuộng.

“Năm nay dịch bệnh phức tạp nên lượng khách du lịch sụt giảm mạnh. Từ đầu năm đến nay, huyện đảo đón được khoảng 40 nghìn lượt du khách, giảm khoảng 30 nghìn lượt so với cùng thời điểm năm ngoái. Lượng khách này chưa bằng 1/4 so với thời điểm chưa có dịch Covid-19”, ông Ninh thông tin.

Tin Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *