Các nhà khoa học đã tìm ra manh mối để chứng minh câu hỏi không có lời giải đáp “con gà có trước hay quả trứng có trước”.
Từ xưa tới này, có một câu hỏi vẫn khiến nhiều người cảm thấy đau đầu khi giả thuyết nào cũng đi vào ngõ cụt có chính là: “Con gà có trước hay quả trứng có trước”! Nghe thì tưởng đơn giản nhưng lại khiến bao người sứt mẻ tình cảm vì ai cũng cho rằng mình không sai.
Trong lịch sử khoa học nhân loại từ trước đến nay có rất nhiều câu hỏi khiến cả loài người phải “cân não” suy nghĩ mà chưa thể tìm ra đáp án. Một trong số đó có câu hỏi “Liệu con gà có trước hay quả trứng có trước?”. Và câu trả lời hiện đã được các nhà khoa học tìm thấy.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu tại Viện Động vật học Côn Minh đã phân tích bộ gen đầy đủ của 863 loài gia cầm và so sánh từng mẫu với nhau. Với sự hỗ trợ của nhà khoa học Jianlin Han, người đã dành 20 năm để sưu tầm mẫu gà nuôi và gà rừng ở hơn 120 ngôi làng trên khắp châu Á và châu Phi, họ đã xác định những loài gà được thuần hóa ở khu vực Myanmar, Lào, Thái Lan…
Với phát hiện mới mẻ này, các nhà khoa học châu Âu cho rằng đây có thể là sáng kiến có khả năng tiết lộ toàn bộ mạng lưới nông nghiệp và thương mại khu vực Châu Á trong quá khứ.Hiện tại, để củng cố nghiên cứu của mình, các nhà khoa học đang hợp tác chặt chẽ với các nhà khảo cổ học để thu thập xương và tạo ra bộ dữ liệu khổng lồ về hơn 1.500 bộ gen gà từ châu Á, châu Âu và châu Phi. Ngài Han hy vọng rằng nghiên cứu này sẽ làm sáng tỏ về khả năng phòng bệnh tật và tăng sản lượng trứng.
Con gà có trước và sau khi đẻ trứng sẽ ấp để nở thành gà con.
Để chứng minh cho đáp án này, các nhà khoa học thuộc Đại học Sheffield và Đại học Warwick cho biết rằng: Họ đã tìm thấy một chất protein quan trọng cấu tạo nên vỏ trứng gà dưới máy tính siêu cấp HECToR. Thế nhưng, chất HECToR này lại chỉ được tìm thấy trong buồng trứng của những gà mái. Điều đó đồng nghĩa với việc, trước khi trứng gà muốn hiện hữu ở bên ngoài môi trường như con người chúng ta, thì quả trứng bắt buộc phải sống trong bụng của gà mái.
Ngoài ra, chất protein đặc biệt có tên khoa học là ovocledidin-17 (hoặc OC-17). Đây là chất biến canxi cacbonat thành các tinh thể canxit và chúng có tác dụng như một chất xúc tác đẩy nhanh sự phát triển của vỏ trứng gà. Đồng thời, đây cũng giống như một “ngôi nhà” chắc chắn, vững chãi để bảo vệ cho phần lòng đỏ trứng nơi chứa phôi thai – hay còn là những chú gà con sau này.

Chất OC-17 có trong buồng trứng của gà mái tạo nên vỏ trứng
Theo chia sẻ của tiến sỹ Colin Freeman – một trong những nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Sheffield: “Thì trong một thời gian dài nhiều người đã nghĩ rằng quả trứng có trước. Tuy nhiên, giờ đây chúng ta đã có những bằng chứng khoa học để khẳng định rằng, trong thực tế con gà là thực thể có trước quả trứng”.
Đồng thời, việc các nhà nghiên cứu tìm hiểu cách những chú gà tạo nên quả trứng không chỉ là một vấn đề lý thú, mà còn có thể cung cấp những ý tưởng để tạo nên những vật liệu mới phục vụ cho cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn. Câu trả lời này cũng giải đáp những tranh luận kéo dài suốt hàng trăm năm, trong lịch sử loài người.


Lại nói về câu chuyện “con gà có trước hay quả trứng có trước”, nếu lần sau có ai hỏi bạn một câu hỏi mất đoàn kết như thế này thì hãy vui vẻ nêu quan điểm của mình rằng: “Cái gì có trước không quan trọng, quan trọng là chúng đều vào miệng chúng ta”!.