Không chỉ châu Âu mới có những cung điện lộng lẫy, Potala ở Tây Tạng, Qasr Al Watan ở Abu Dhabi hay cung điện Hoàng gia ở Bangkok cũng khiến du khách phải trầm trồ.
Lâu đài Prague (CZECH)
Lâu đài Prague nằm tại thành phố Prague được xây dựng vào thế kỷ thứ IX, từng được sở hữu bởi các vị vua của Bohemia và hoàng đế La Mã. Ngày nay, lâu đài là dinh thự chính thức của Tổng thống Séc. Đây là một trong những lâu đài cổ lớn nhất thế giới, khuôn viên rộng lớn đủ chứa một số nhà thờ và nhà nguyện cùng rất nhiều tác phẩm điêu khắc.
Lâu đài Prague được Kỷ lục Guinness ghi nhận là lâu đài lớn nhất thế giới. Được xây dựng vào năm 880, đến nay lâu đài Prague vẫn còn nguyên vẹn giá trị sử dụng. Prague có diện tích lên tới 70 ngàn m2, nằm trên đỉnh của một ngọn đồi. Chính bởi có diện tích lớn như vậy, nên Prague chứa đựng cả một thị trấn nhỏ bên trong. Điểm độc đáo trong kiến trúc của tòa lâu đài được thể hiện rõ nét nhất qua nhà thờ Vitus. Đây là nơi kết hợp mọi giai đoạn kiến trúc trong 1.100 năm qua như: Gothic, Phục Hưng, chủ nghĩa hiện đại. Chính vì vậy, thánh đường Vitus mang trong mình tất cả phong cách kiến trúc đặc sắc nhất của châu Âu từ thế kỷ XIX.
Lâu đài Malbork Castle (BA LAN)
Lâu đài Malbork Castle ở Ba Lan là lâu đài lớn nhất thế giới nếu tính theo diện tích đất, khoảng 143 ngàn m2. Được xây dựng bởi những hiệp sĩ Teuton vào thế kỷ XII – XIII, đây là điển hình của một pháo đài thời Trung cổ, với 3 lâu đài có tường bao quanh theo phong cách kiến trúc Gothic. Lâu đài từng bị hư hại nặng trong Thế chiến thứ hai, nhưng sau đó đã được khôi phục và được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1997.
Không chỉ rộng nhất thế giới tính theo diện tích đất, Marlbork còn là lâu đài gạch lớn nhất – xây từ khoảng 30 triệu viên gạch. Lâu đài nằm ở vùng biên giới của châu Âu thời trung cổ, đến năm 1945 nó thuộc về Ba Lan và được đổi tên thành Marlbork. Lâu đài nằm trên bờ trũng của sông Nogat, cách biển Baltic khoảng 40 km. Dòng sông tạo thành ranh giới tự nhiên cho khu đất rộng 52 mẫu Anh, gấp 4 lần diện tích bao quanh lâu đài Windsor của Nữ hoàng Anh. Hai mặt còn lại của lâu đài được bảo vệ bởi đầm lầy và mặt duy nhất, quay về phía nam là mặt để phòng thủ. Toàn bộ khu phức hợp được bao bọc bởi ba vòng tường phòng thủ khép kín, củng cố bằng các hầm ngục và tháp canh. Lâu đài trở thành pháo đài lớn nhất thế giới thời Trung cổ.
Cung điện Hoàng gia (Thái Lan)
Cung điện Hoàng gia Thái Lan là một khu phức hợp các di tích nằm kề nhau, bao gồm Cung điện Chitralada, Quốc tự Wat Phra Kaew, Chakri Mahaprasad, Hoàng cung và Cung điện Huy Hoàng.
Đây được coi là một địa điểm vô cùng linh thiêng do có Đền Phật Ngọc – nơi lưu giữ bức tượng Phật bằng ngọc đơn khối. Mỗi năm, Cung điện Hoàng gia đón khoảng 8 triệu du khách đến thăm nơi này.
Lâu đài Versailles (Pháp)
Thực tế, lâu đài Versailles ban đầu là một địa điểm nghỉ dưỡng sau khi săn bắn được xây dựng bởi vua Louis XIII vào năm 1624. Sau đó, vua Louis Đại Đế đã xây dựng một cung điện trên địa điểm này, đồng thời di chuyển Hoàng gia từ Paris tới đây.
Mặc dù cung điện từng bị tàn phá trong cuộc Cách mạng Pháp nhưng với sự trùng tu hiện tại, những du khách vẫn có thể nhìn lại quá khứ thịnh vượng của các vị vua tại đây. Lâu đài Versailles cũng là một trong những điểm thu hút khách du lịch nhất trên thế giới, khi đón gần 10 triệu lượt khách mỗi năm.
Cung điện Taj Lake, Udaipur, Ấn Độ
Taj Lake là cung điện nằm giữa hồ Pichola được xây vào năm 1743 – 1746 để làm cung điện mùa hè cho vua Maharana Jai Singh II ở thành phố Udaipur, tỉnh Rajasthan. Kiến trúc tuyệt vời của cung điện khiến ai tới đây cũng phải ngỡ ngàng khi được dạo qua hàng loạt sân vườn, phòng ốc sang trọng trang trí nhiều tác phẩm pha lê, kính màu và đồ khảm. Cung điện hiện một khách sạn cao cấp thuộc chuỗi Taj Hotels.
Cung điện Mùa Đông, St.Petersburg, Nga
Công trình mang đậm kiến trúc Baroque nằm bên bờ sông Neva là nơi phục vụ Sa Hoàng Nga từ năm 1732 đến năm 1917. Hiện cung điện Mùa Đông phục vụ du khách như một bảo tàng khổng lồ vì có tới 1.057 phòng, 117 cầu thang, 1.945 cửa sổ và 1.786 cửa chính.
Dogle, Venice, Italy
Có từ nửa đầu thế kỷ 14, cung điện Doge là nơi ở và cai trị của chính quyền Venezia trong nhiều thế kỷ tới khi Cộng hòa Venezia sụp đổ vào năm 1797. Kiệt tác phong cách Gothic này đã chuyển thành bảo tàng và đón khách tham quan từ năm 1923. Đặc điểm kiến trúc nổi trội của công trình là Phòng Đại hội đồng rộng bậc nhất ở châu Âu với kích thước chiều dài 53m, chiều rộng 25m.
Cung điện Hoàng gia Madrid (Tây Ban Nha)
Cung điện Hoàng gia này từng là nơi ở của Hoàng gia Tây Ban Nha, tuy nhiên, hiện nơi đây chỉ còn được sử dụng cho các nghi lễ của nhà nước.
Nơi đây có rất nhiều khu vực nổi bật như Royal Armory – nơi chứa áo giáo và vũ khí của gia đình Hoàng tộc được bảo quản từ thế kỷ XIII và triển lãm tranh – nơi chứa những tác phẩm nghệ thuật hiếm.
Lâu đài Fontainebleau (Pháp)
Lâu đài Fontainebleau nằm cách Paris khoảng 55km về phía Đông Nam, là một trong những tòa lâu đài lớn nhất của Hoàng gia Pháp. Lâu đài cũng nổi tiếng với cầu thang hình móng ngựa dẫn đến cửa trước.
Đây cũng chính là cung điện duy nhất có Hoàng gia cư trú trong liên tục 7 thế kỷ. Vào năm 1981, nơi đâ cũng được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Hiện nay, lâu đài Fontainebleau đã trở thành bảo tàng quốc gia tại Pháp.
Versailles, Versailles, Pháp
Cung điện Versailles ban đầu là một khu nghỉ dưỡng săn bắn của vua Louise thứ 13 nhưng đến đời vua Louis thứ 14 nó được mở rộng và thiết kế đẹp hơn để trở thành trụ sở của tòa án và chính phủ Pháp vào năm 1682. Sau khi các bộ ngành chính phủ chuyển về Paris, vào đầu thế kỷ 19, Versailles chuyển thành bảo tàng “lưu giữ vinh quang của nước Pháp” khi có khoảng 60.000 tác phẩm, bộ sưu tập nghệ thuật trải dài 5 thế kỷ lịch sử Pháp.

Iolani, Honolulu, Hawaii, Mỹ
Từ năm 1882 đến năm 1893 cung điện là nơi ở của hai quốc vương cuối cùng của Quốc đảo Hawaii trước khi sáp nhập vào Mỹ. Hiện nay, Hawaii là bang thứ 50 của Mỹ và cung điện trở thành điểm du lịch, lưu giữ lịch sử Hawaii trước đây. Cung điện có hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống toilet xả nước và điện thoại trong nhà đầu tiên ở Hawaii, cùng nhiều vật dụng và đồ trang trí xuất xứ châu Âu.
Tin Tổng hợp