Nếu được hỏi đến vị thần trường sinh bất tử trong thần thoại Trung Quốc thì chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ đó là Phật Tổ Như Lai, tuy nhiên sự thật không phải vậy.
Cùng tìm hiểu danh sách 6 vị thần bất tử của thần thoại cổ đại Trung Quốc trong danh sách dưới đây:
6.Phật Tổ Như Lai
Phật Tổ Như Lai được biết đến nhiều nhất thông qua bộ phim Tây Du Ký. Ông là người quyền uy bậc nhất thiên đình và là người duy nhất có thể trấn áp Tôn Ngộ Không. Chỉ bằng đôi tay của Phật Tổ, Tôn Ngộ Không đã phải nằm dưới núi Ngũ Hành 500 năm nhưng ông vẫn nằm cuối danh sách này.
5.Ngọc Hoàng
Trái với Phật Tổ Như Lai, Ngọc Hoàng là người đứng đầu thiên đình nhưng cuối cùng vẫn không thể trấn ápTôn Ngộ Không. Tuy nhiên, bạn có để ý trong một trích đoạn Tây Du Ký, Phật Tổ từng nói một lời với Tôn Ngộ Không rằng Ngọc Hoàng Đại Đế đã trải qua 1.750 kiếp nạn, mỗi kiếp nạn kéo dài tới 120 vạn năm.
Qua điều này để thấy Ngọc Hoàng thực sự rất giỏi và có thể ông không coi trọng Tôn Ngộ Không nên mới không ra tay với hắn.
4.Đông Hoàng Thái Nhất
Đông Hoàng Thái Nhất là vị thần cao nhất trong thần thoại Sở, và nhiều người cũng nói rằng ông chính là một trong những người sáng lập ra Thiên đình. Ông sở hữu thứ vũ khí ma thuật đặc biệt mạnh mẽ trong tay – Chuông Đông Hoàng
3. Nữ Oa
Trong thần thoại cổ đại Trung Quốc, Nữ Oa là một trong những thượng cổ thần tạo ra con người. Cô không chỉ có công khai sinh sự sống mà còn giúp thế giới vượt qua kiếp nạn diệt vong.
Nữ Oa đã luyện ra 36501 viên đá ngũ sắc rồi dùng chúng che lấp bầu trời, cứu người dân thoát khỏi vùng biển sâu và tránh lầm than, khổ cực cho dân chúng. Tuy nhiên, Nữ Oa không sở hữu thần khí mạnh mẽ nhất vì vậy bà chỉ đứng thứ 3 trong các vị thần bất tử.
2.Nguyên Thủy Thiên Tôn
Nguyên Thủy Thiên Tôn là một trong ba vị thần cao nhất của Đạo giáo. Theo ghi chép, ông được sinh ra trước thời kỳ hỗn mang và bất tử và mọi người đã gọi ông như tổ tiên của các tầng trời. Nguyên Thủy Thiên Tôn đứng thứ hai trong Tam Thanh với ngôi vị Ngọc Thanh, có sức mạnh bất tử chỉ thua một người.
1. Bàn Cổ
Danh xưng bất tử số 1 trong thần thoạicổ đại Trung Quốc thuộc về Bàn Cổ. Sau khi Bàn Cổ mở ra thế giới thì các vị thần cổ đại và con người mới được phát triển theo đúng quy luật. Nếu như không có sự xuất hiện của Bàn Cổ thì có lẽ thế giới đã trở nên hỗn loạn.
Do vậy, Bàn Cổ chắc chắn là người đầu tiên, là vị thần khai thiên lập địa, tạo ra vũ trụ trong thần thoại cổ đại Trung Quốc.
Ai từng đọc Tây Du Ký hẳn cũng biết đến trận đại náo thiên cung của Tề Thiên Đại Thánh khiến cho các tiên thần một phen náo loạn. Khi đó, dù đã cử vô số những thiên binh thiên tướng mạnh nhất của mình, thiên đình cũng không thể hàng phục được khỉ đá ngàn năm này. Mãi đến khi Phật Tổ Như Lai xuất hiện, yêu hầu mới bị hàn phục và bị trấn giữ tại Hoa Quả Sơn trong hơn 500 năm.
Từ đó về sau, mỗi khi gặp phải yêu quái “quá tầm” mà các thần tiên khác cũng không thể xử lý, Tôn Ngộ Không thường tìm đến Tây Trúc để thỉnh cầu Phật Tổ Như Lai đứng ra giúp sức. Vậy nên nhiều người xem Tây Du Ký nghĩ rằng Phật Tổ Như Lai chính là người có pháp lực cao cường nhất trong toàn thể tam giới.
Thế nhưng sự thật không hẳn vậy, trong tam giới có Thiên Bàn được chia thành 5 cấp bậc rõ ràng. Thấp nhất là các vị tiên như Bồng Lai Chơn Tiên, Bắc Đẩu Tinh Quân… Cao hơn là các Bồ Tát như Địa Tạng Bồ Tát, Quan Âm Bồ Tát. Bậc 3 thì gồm 3 bậc thần thông Thái Thượng Lão Quân, Tây Phương Phật Tổ, Văn Khuyên Khổng Thành. Trên nữa lại là Ngọc Hoàng Thượng Đế và Hồng Quân Lão Tổ. Nói vậy mới thấy trong Tây Du Ký, những vị tiên, phật mạnh nhất từng xuất hiện như Hồng Quân Lão Tổ và Tây Phương Phật Tổ mới chỉ xếp ở bậc cấp 2 và 3 vẫn chưa phải là người mạnh nhất trong tam giới.
Và cũng theo thiên bàn, trên cùng của tất cả chính là Diêu Trì Kim Mẫu, người được mệnh danh là mẹ của tất thảy các tiên thần. Tương truyền, bà là người cai quản Diêu Trì Cung, nơi chứa đựng tất cả các nguyên chất tạo thần linh nên ít khi xuất đầu lộ diện.
Đạo Giáo Trung Quốc hay Cao Đài ở Việt Nam còn gọi bà với một số cái tên gọi khác như Vô Cực Thiên Tôn, Tây Vương Mẫu là mẹ của vạn vật trong thiên hạ. Bà có một khu vườn đào ban thuốc trường sinh, nằm ở trên đỉnh của núi Côn Lôn.
Trong Tây Du Ký, ta chưa hề thấy sự xuất hiện của nhân vật này nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bà yếu hơn các tiên thần còn lại. Vẫn còn vô số các tiên thần có pháp lực cao cường khác vẫn chưa hề được nhắc đến trong bộ truyện. Từ đó tạo ra một thế giới vô cùng rộng lớn và bí ẩn theo cách nhìn của Đạo Giáo Trung Hoa.
Tin Tổng hợp